Nội dung chính Chuyện cổ tích về loài người:
Vạn vật luôn tồn tại và xuất hiện để phục vụ lẫn nhau, có cái này mới có cái kia… Song, không thể phủ nhận được con người đã tồn tại đầu tiên, đã có gia đình, những đứa trẻ,… tất cả cùng làm nên Trái đất xinh tươi.
Khởi động
Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em khi nghe hoặc đọc đoạn lời bài hát sau:
Trả lời:
Khi nghe, luyện đọc đoạn lời bài hát, em thấy đoạn lời đang ca ngợi công lao, tình yêu của bố, mẹ dành cho con mình. Bố sẽ là người cho con sức mạnh, mẹ là người cho vẻ đẹp, sự tự tin duyên dáng.
Bài đọc
Chuyện cổ tích về loài người
Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ.
Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu!
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ.
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc.
Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ.
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất...
Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thầy giáo...
Cái bảng bằng cái chiếu
Cục phấn từ đá ra
Thầy viết chữ thật to
“Chuyện loài người” trước nhất
Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 trang 104 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Khổ thơ thứ nhất cho em biết điều gì?
Trả lời:
Qua khổ thơ thứ 1, em biết trên thế gian này có Trái đất trước tiên, trần trụi không có động vật, cây cỏ nào cả; chỉ toàn là trẻ con.
Câu 2 trang 104 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Mặt trời nhô cao giúp gì cho trẻ? Vì sao?
Trả lời:
Mặt trời nhô cao giúp trẻ con nhìn được rõ thế giới này.
Câu 3 trang 104 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Tìm những từ ngữ thể hiện sự chăm chút, nâng niu của mẹ với trẻ.
Trả lời:
Từ ngữ thể hiện sự chăm chút, nâng niu của mẹ với trẻ: tình yêu, lời ru, bế bồng, chăm sóc.
Câu 4 trang 104 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Bố và thầy giáo giúp cho trẻ em những gì?
Trả lời:
Bố giúp trẻ em hiểu biết, dạy bé ngoan, dạy cho bé biết nghĩ.
Thầy giáo giúp cho trẻ biết chuyện loài người là có đầu tiên.
Câu 5 trang 104 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Theo em, vì sao tác giả để trẻ em sinh ra trước nhất?
Chọn đáp án đúng:
• Vì muốn khẳng định trẻ em luôn đáng yêu đối với bố mẹ và thầy giáo.
• Vì muốn khẳng định trẻ em mãi mãi bé bỏng đối với bố mẹ và thầy giáo.
• Vì muốn khẳng định trẻ em luôn cần được chăm sóc, yêu thương.
• Vì muốn khẳng định trẻ em luôn nhỏ bé trong mắt bố mẹ và thầy giáo.
Trả lời:
• Vì muốn khẳng định trẻ em luôn cần được chăm sóc, yêu thương.
2. Đọc mở rộng:
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Những người tài trí
(a) Tìm đọc một bản tin viết về:
(b) Ghi chép những thông tin đáng chú ý vào Nhật kí đọc sách.
c. Cùng bạn chia sẻ:
– Bản tin đã đọc.
− Nhật kí đọc sách.
– Những điều em biết thêm qua hình ảnh hoặc số liệu có trong bản tin.
Trả lời:
a. Bản tin viết về “anh hùng” Nguyễn Ngọc Minh dũng cảm cứu sống bạn nhỏ rơi từ tầng 12 chung cư”:
Bản tin: Anh hùng trong lòng nhiều người
Như Thanh Niên đưa tin, chiều 28.2, bé N.P.H (3 tuổi) ở tòa chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng bất ngờ tự bò ra ban công một căn hộ ở tầng 12A, trèo ra bên ngoài lan can. Sau đó, bé gái bám tay vào lan can, treo mình lơ lửng từ độ cao khoảng gần 30 m. Ngay sau đó, anh Nguyễn Ngọc Mạnh (31 tuổi, Hà Nội) làm nghề chở hàng, đã trèo lên mái che của sảnh tòa nhà và đỡ được khi cháu H. rơi xuống.
Chỉ sau một đêm, anh Mạnh đã trở thành anh hùng của tất cả mọi người bằng hành động trên. Theo đó, các bài viết về anh Mạnh đã nhận được hàng ngàn lượt thích và bình luận trên các diễn đàn mạng xã hội. Nhiều cư dân mạng và người trẻ đã đồng loạt chia sẻ hình ảnh của anh.
Có thể thấy, bình luận “anh hùng không mặc áo choàng” được người trẻ sử dụng nhiều nhất để nói về hành động của anh Mạnh. Tài khoản Facebook Đinh Gia Linh nói: “Xã hội cần nhiều người có tinh thần và tấm lòng nhân ái như anh Mạnh...", hay tài khoản Thu Ha chia sẻ: “Cảm ơn anh Mạnh. Quá tuyệt vời, anh Mạnh là một siêu anh hùng…".
Là người chia sẻ hình ảnh của anh Mạnh lên chính trang Facebook cá nhân của mình, L.H Quốc Bảo, 17 tuổi, HS Trường THPT Nguyễn Khuyến (TP.HCM), cho hay sau khi xem đoạn video cảm thấy vừa sợ vừa xúc động. Trong thời điểm đó anh Mạnh đã rất bình tĩnh và nhanh trí xử lý.
Còn Huỳnh Nguyễn Mai Trinh, đoàn viên tại P.15, Q.10, TP.HCM chia sẻ trước hành động đẹp của anh Mạnh, Trinh không có từ nào để diễn tả hết sự ngưỡng mộ dành cho anh.
"Trong mắt mình, anh Mạnh thật sự là một anh hùng, không cần gươm, không cần giáp, chỉ cần tấm lòng đẹp và trong sáng", Trinh nói.
Anh Vinh cho hay khi có thông tin mới về anh Mạnh thì sẵn sàng chia sẻ lên các trang nhóm trên mạng xã hội. “Anh Mạnh rất dũng cảm, gan dạ và có cách xử lý rất hay trong việc giải cứu bé nhỏ. Việc chia sẻ trên mạng xã hội em thấy cũng rất phù hợp. Như thế giúp lan tỏa tin tin tốt đẹp, tích cực trên mạng xã hội, làm cho mọi người thấy lạc quan hơn", anh Vinh nói.
Còn chuyên gia giáo dục Nguyễn Khánh Chi, công tác tại Công ty giá trị sống TP.HCM, cho hay thật sự ngưỡng mộ khả năng xử lý tình huống nhanh nhạy của anh Ngọc Mạnh. Chỉ trong vài phút giây suy nghĩ, anh đã kịp thời cứu đứa bé. Ngoài khả năng thông minh, linh hoạt, anh còn là người giàu tình yêu thương. Bởi chỉ khi có tình yêu thương, con người mới trở nên mạnh mẽ phi thường.
(b) Ghi chép những thông tin đáng chú ý vào Nhật kí đọc sách.
Em ghi chép các thông tin đáng chú ý vào Nhật kí đọc sách.
c. Cùng bạn chia sẻ:
– Bản tin đã đọc.
− Nhật kí đọc sách.
– Những điều em biết thêm qua hình ảnh hoặc số liệu có trong bản tin.
Giaibaitap.me
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu: Hè đến, muôn loài hoa đua nhau nở. Những bông đồng tiền khoe váy áo rực rỡ. Mấy bông hồng nhung ngào ngạt tỏa hương. Vài bông tóc tiên rụt rè mở mắt. a. Thay mỗi từ in đậm trong đoạn văn bằng một từ ngữ dùng để gọi người. b. Em có cảm nhận gì khi đọc đoạn văn đã thay thế từ ngữ?
1. Viết thư gửi cho một người thân ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình gia đình em. 2. Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn viết thư . Vận dụng Kể lại "Chuyện cổ tích về loài người" bằng lời của em.
1. Mùa hạ, vùng cao nguyên đá có gì đẹp? 2. Vì sao tác giả nói hoa ngô sẽ đem no ấm cho bà con ở cao nguyên đá? 3. Hoa ngô và hoa tam giác mạch được so sánh với những gì? Cách so sánh đó có gì thú vị?
1. họn mỗi lời giải nghĩa ở cột B với một từ phù hợp ở cột A: 2. Tìm thêm 2 – 3 từ chứa tiếng tài có nghĩa là giỏi. 4. Viết đoạn văn ngắn nói về tài năng của một nhân vật mà em đã học.