Câu 1 trang 106 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Viết thư gửi cho một người thân ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình gia đình em.
Trả lời:
Thái Bình, ngày 5 tháng 1 năm 2023.
Chú Tư kính mến!
Mới bữa nào nghỉ Tết, cháu được ba má cho về quê thăm ông bà nội cùng chú thím và các em, vậy mà tính ra đã gần một tháng trôi qua. Vào học kì II, chuyện học hành đã ổn định nên cháu tranh thủ viết ít dòng, kính thăm sức khoẻ ông bà nội cùng chú thím và hai em.
Chú Tươi, dạo này sức khỏe của ông bà ra sao? Bệnh nhức đầu của bà nội đã đỡ chưa? Chú có thường xuyên nhắc bà uống thuốc không ạ? Ông nội sáng sáng vẫn tập thể dục dưỡng sinh chứ chú?
Chú và thím dạo này chắc cũng đang bận rộn với công việc của trường, của lớp? Em Giang và em Thanh vẫn chăm ngoan, học giỏi chứ ạ?
Về phần gia đình cháu, mọi chuyện vẫn bình thường. Ba má cháu khoẻ. Ngoài giờ dạy ở trường, ba cháu còn dịch sách, viết báo. Má cháu ngày đi làm, tối tranh thủ may thêm quần áo gia công để tăng thu nhập. Chị em cháu cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng ba má. Cháu cũng báo tin để chú thím mừng là từ đầu học kì II tới nay, cháu đã được mấy điểm mười môn Toán và nhiều điểm khá ở các môn khác. Nghe lời khuyên của chú thím, cháu bớt ham chơi và đã biết tự giác giúp đỡ gia đình những việc nhỏ. Ba má cháu vui lòng lắm.
Chú Tư ơi! Cháu mong cho mau tới hè để lại được cùng gia đình về quê sum họp với ông bà, chú thím và các em. Cuối thư, cháu kính chúc ông bà, chú thím mạnh khoẻ, các em chăm ngoan! Nhận được thư này, chú viết thư cho cháu nhé!
Cháu của chú
An
Nguyễn Trần Xuân An
Câu 2 trang 106 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn viết thư
Trả lời:
Em nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn viết thư của mình với các nội dung như: cấu tạo các phần của bức thư đã rõ ràng, chính xác hay chưa; lời xưng hô trong bức thư thống nhất chưa, chính xác vai vế chưa; cách viết câu; cách trình bày thư…
Câu 3 trang 106 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Cùng bạn bình chọn:
Trả lời:
Em và bạn cùng bình chọn cho bức thư với các tiêu chí trong sách giáo khoa (hoặc bổ sung thêm các tiêu chí mà em thấy phù hợp)
* Vận dụng
Kể lại "Chuyện cổ tích về loài người" bằng lời của em.
Trả lời:
Ngày xửa ngày xưa, Trái đất vốn chưa có gì xuất hiện cả! Mặt đất toàn trần trụi, ngọn cây, con vật cũng chưa xuất hiện. Cuộc sống buồn tẻ tràn ngập mặt đất.
Để làm vơi cạn không khí ảm đạm này. Trẻ con được tạo ra. Chúng lít nhít những đám đông thật đông. Nhìn đâu đâu cũng thấy là trẻ con. Ánh sáng dần hiện ra, thế giới dần tô điểm trong mắt những đứa trẻ.
Đám trẻ trông có vẻ bơ vơ? Và vậy là trời đã dùng phép màu để sinh ra cho mỗi bé một người mẹ hiền từ để bế bồng, chăm sóc. Muốn cho trẻ thông minh, Trời lại sinh ra cho mỗi bé một người bố hiểu biết. Bố dạy bé rằng biển thì rộng, núi thì cao, con đường đi xa tắp, trái đất thì tròn.
Biết bao điều hay, điều lạ được bố nói, bé cứ tròn xoe mắt để nghe. Thích lắm nhưng khó nhớ, mau quên. Thấy vậy, Trời sinh ra cái chữ để ghi lại những điều bố nói. Tiếp sau đó, lớp học, trường học và thầy giáo cũng được sinh ra. Ngày ngày, trẻ em được tung tăng đi học, vui ơi là vui!
Cái bảng đen to bằng chiếc chiếu được treo ngay ngắn trên bức tường chính giữa lớp học. Thầy giáo cầm viên phấn trắng tinh, nắn nót viết từng chữ: Chuyện cổ tích về loài người.
Giaibaitap.me
1. Mùa hạ, vùng cao nguyên đá có gì đẹp? 2. Vì sao tác giả nói hoa ngô sẽ đem no ấm cho bà con ở cao nguyên đá? 3. Hoa ngô và hoa tam giác mạch được so sánh với những gì? Cách so sánh đó có gì thú vị?
1. họn mỗi lời giải nghĩa ở cột B với một từ phù hợp ở cột A: 2. Tìm thêm 2 – 3 từ chứa tiếng tài có nghĩa là giỏi. 4. Viết đoạn văn ngắn nói về tài năng của một nhân vật mà em đã học.
1. Viết thư điện tử cho một người bạn mới quen hoặc một người bạn ở xa để thăm hỏi. 2. Nghe cô thầy nhận xét chung về bài văn viết thư. Vận dụng 2: Viết 2 – 3 câu miêu tả khu vườn hoặc cánh đồng hoa trong tranh, ảnh em sưu tầm được.
1. Tin-tin và Mi-tin được bà tiên giúp đỡ đi đâu? Để làm gì? 2. Tin-tin và Mi-tin thắc mắc gì về đồ vật em bé thứ nhất sáng chế? 3. Các em bé khác trong Công xưởng Xanh sáng chế ra những gì? 4. Mỗi phát minh ấy thể hiện ước mơ gì của con người?