Bài 7 trang 80 sgk vật lý 12
Mạch điện xoay chiều gồm điện trở R = 40 Ω ghép nối tiếp với cuộn cảm thuần L. Cho biết điện áp tức thời hai đầu mạch u = 80cos100πt (V) và điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm UL = 40 V.
a) Xác định ZL .
b) Viết công thức của i.
Bài giải:
Ta có: U2 = U2R + U2L => UR = \(\sqrt{U^{2}- U_{L}^{2}}\) = \(\sqrt{(40\sqrt{2})^{2}- 40^{2}}\) = 40 V.
Cường độ dòng điện hiệu dụng: I = \(\frac{U_{R}}{R}\) = \(\frac{40}{40}\) = 1 A.
a) Cảm kháng: ZL = \(\frac{U_{L}}{I}\) = \(\frac{40}{1}\) = 40 Ω
b) Độ lệch pha: tanφ = \(\frac{Z_{L}}{R}\) = 1 => φ = \(+\frac{\Pi }{4}\). Tức là i trễ pha hơn u một góc \(\frac{\Pi }{4}\).
Vậy biểu thức tức thời của cường độ dòng điện là: i = √2cos(100πt - \(\frac{\Pi }{4}\)) (A).
Bài 8 trang 80 sgk vật lý 12
Mạch điện xoay chiều gồm có: R = 30 Ω, C = \(\frac{1 }{5000\Pi }F\), L = \(\frac{0,2}{\Pi}H\). Biết điện áp tức thời hai đầu mạch u = 120√2cos100πt (V). Viết biểu thức của i.
Bài giải:
Áp dụng các công thức: ZC = \(\frac{1}{\omega C}\) = 50 Ω; ZL = ωL = 20 Ω
=> Z = \(\sqrt{R^{2} + (Z_{L} - Z_{C})^{2}}\) = 30√2 Ω
Cường độ dòng điện hiệu dụng: I = \(\frac{U}{Z}\) = \(\frac{120}{30\sqrt{2}}\) = \(\frac{4}{\sqrt{2}}A\).
Độ lệch pha: tanφ = \(\frac{Z_{L}- Z_{C}}{R}\) = -1 => φ = \(-\frac{\Pi }{4}\). Tức là i sớm pha hơn u một góc \(\frac{\Pi }{4}\).
Vậy biểu thức tức thời của cường độ dòng điện là: i = 4cos(100πt + \(\frac{\Pi }{4}\)) (A)
Bài 9 trang 80 sgk vật lý 12
Mạch điện xoay chiều gồm có: R = 40 Ω, C = , L = . Biết điện áp tức thời hai đầu mạch u = 120√2cos100πt (V).
a) Viết biểu thức của i.
b) Tính UAM (H.14.4).
Bài giải:
Tương tự bài tập 8.
Áp dụng các công thức: ZC = 40 Ω; ZL = 10 Ω; Z = 50 Ω
I = 2,4 A; tanφ = => φ ≈ -370 ≈ -0,645 rad
a) i = 2,4√2cos(100πt - 0,645) (A).
b) UAM = I = 96√2 V
Bài 10 trang 80 sgk vật lý 12
Cho mạch điện xoay chiều gồm R = 20 Ω, L = \(\frac{0,2}{\Pi }H\) và C = \(\frac{1}{2000\Pi }F\). Biết điện áp tức thời hai đầu mạch u = 80cosωt (V), tính ω để trong mạch có cộng hưởng. Khi đó viết biểu thức của i.
Bài giải:
Hiện tượng cộng hưởng khi:
ZL = ZC ⇔ ωL = \(\frac{1}{\omega C}\) => ω = \(\sqrt{\frac{1}{LC}}\) = 100π (rad/s)
Khi đó cường độ dòng điện hiệu dụng đạt giá trị cực đại và dòng điện cùng pha với điện áp:
Imax = \(\frac{U}{R}\) = \(\frac{40\sqrt{2}}{20}\) = 2√2 A và φ = 0.
Biểu thức của dòng điện: i = 4cos(100πt) (A).
Bài 11 trang 80 sgk vật lý 12
Chọn câu đúng:
Đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp có R = 40 Ω; \(\frac{1}{\omega C}\) = 20 Ω; ωL = 60 Ω. Đặt vào hai đầu mạch điện áp u = 240√2cos100πt (V). Cường độ dòng điện tức thời trong mạch là:
A. i = 3√2cos100πt (A)
B. i = 6cos(100πt + \(\frac{\Pi }{4}\)) (A)
C. i = 3√2cos(100πt - \(\frac{\Pi }{4}\)) (A)
D. i = 6cos(100πt - \(\frac{\Pi }{4}\)) (A)
Bài giải:
Chọn đáp án D.
Bài 12 trang 80 sgk vật lý 12
Chọn câu đúng:
Đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp có R = 40 Ω; \(\frac{1}{\omega C}\) = 30 Ω; ωL = 30 Ω. Đặt vào hai đầu mạch điện áp u = 120√2cos100πt (V). Biểu thức của dòng điện tức thời trong mạch là:
A. i = 3cos(100πt - \(\frac{\Pi }{2}\)) (A)
B. i = 3√2 (A)
C. i = 3cos100πt (A)
D. i = 3√2cos100πt (A)
Bài giải:
Chọn đạp án D (tham khảo lời giải bài tập 8).
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 85 bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều. Hệ số công suất Sách giáo khoa (SGK) Vật lí 12. Câu 1: Công suất điện tiêu thụ trong một mạch điện xoay chiều phụ thuộc vào những đại lượng nào...
Giải bài tập trang 91 bài 16 truyền tải điện năng máy biến áp Sách giáo khoa (SGK) Vật lí 12. Câu 1: Máy biến áp là gì ? Nêu cấu tạo và nguyên tắc làm việc của máy biến áp...
Giải bài tập trang 94 bài 17 máy phát điện xoay chiều Sách giáo khoa (SGK) Vật lí 12. Câu 1: Các máy phát điện xoay chiều nói chung dựa trên nguyên tắc nào...
Giải bài trang 97 bài 18 động cơ không đồng bộ ba pha Sách giáo khoa (SGK) Vật lí 12. Câu 1: Phát biểu nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ...