Bài 3.40 trang 24 sách bài tập (SBT) Hóa học 12
Hãy viết công thức cấu tạo của tất cả các tripeptit có chứa gốc của cả hai amino axit là glyxin và alanin.
Hướng dẫn trả lời:
Từ hai amino axit là glyxin và alanin có thể tạo ra 6 tripeptit sau đây :
H2N - CH2 - CO - NH - CH2 - CO - NH- CH(CH3) - COOH
H2N - CH(CH3) - CO - NH - CH2 - CO - NH - CH2 - COOH
H2N - CH2 - CO - NH - CH(CH3) - CO - NH - CH2 - COOH
H2N - CH(CH3) - CO - NH - CH(CH3) - CO- NH - CH2 - COOH
H2N - CH2 - CO - NH - CH(CH3) - CO - NH - CH(CH3) - COOH
H2N - CH(CH3) - CO - NH - CH2 - CO - NH - CH(CH3) - COOH.
Bài 3.41 trang 24 sách bài tập (SBT) Hóa học 12
Chất X có công thức phân tử C4H9O2N và là este của amino axit. Hãy viết các công thức cấu tạo có thể có của X và ghi tên tương ứng.
Hướng dẫn trả lời:
Các công thức cấu tạo phù hợp ỉà :
H2N - CH2 - CH2COOCH3 metyl β-aminopropionat
CH3-CH(NH2)-COOCH3 metyl α-aminopropionat
H2N-CH2COOCH2-CH3 etyl aminoaxetat.
Bài 3.42 trang 24 sách bài tập (SBT) Hóa hoc 12
Chất X là một muối có công thức phân tử C3H10N2O3. Khi cho X tác dụng với KOH ta thu được một amin bậc ba và các chất vô cơ.
Hãy viết công thức cấu tạo và tên của chất X.
Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa X và KOH.
Hướng dẫn trả lời:
Chất X có CTCT: [(CH3)3NH]+NO3-
Trimetylamoninitrat
[(CH3)3NH]+NO3- + KOH→ (CH3)3N + KNO3 + H2O
Trimetylamin
Bài 3.43 trang 24 sách bài tập (SBT) Hóa học 12
Hỗn hợp A ở thể lỏng chứa hexan và một amin đơn chức. Làm bay hơi 11,6 g A thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 4,8 g oxi ở cùng nhiệt độ và áp suất. Trộn 4,64 g A với m gam O2 (lấy dư) rồi đốt cháy. Sau phản ứng thu được 6,48 g nước và 7,616 lít hỗn hợp khí gồm CO2, N2 và O2 còn dư. Dẫn hỗn hợp khí này qua dung dịch NaOH (có dư) thì thể tích còn lại là 1,344 lít (các thể tích ở đktc).
a) Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, tên và phần trăm về khối lượng của amin trong hỗn hợp A.
b) Tính m.
Hướng dẫn trả lời:
a) Số mol hai chất trong 11,6g A=\({{4,8} \over {32}} = 0,15mol\)
Số mol hai chất trong 4,64g A= \(0,15.{{4,64} \over {11,6}} = 0,06mol\)
2C6H14 + 19O2 → 12CO2 + 14H2O
CxHyOz + (x+\(y\over 4\)) O2 → x CO2 +\(y\over 2\) H2O + \(1\over 2\)N2
Số mol H2O= \({{6,48} \over {18}} = 0,36mol \to {m_H} = 0,36.2 = 0,72g\)
Số mol CO2+ N2+ O2 còn dư=\({{7,616} \over {22,4}} = 0,34mol\)
Số mol N2+ O2 còn dư=\({{1,344} \over {22,4}} = 0,06mol\)→số mol CO2= 0,34-0,06=0,28mol
→m C= 0,28.12= 3,36g
→m N trong 4,64 g A= 4,64-3,36-0,72=0,56g
Số mol CxHyN= \({{0,56} \over {14}} = 0,04mol\)
→ n C6H14= 0,06- 0,04= 0,02mol
Khi đốt 0,02 mol C6H14 sinh ra 0,12 mol CO2 và 0,14 mol H2O. Vậy khi đốt 0,04 mol CxHyN số mol CO2 sinh ra là 0,28-0,12=0,16 mol
Số mol H2O là: 0,36- 0,14= 0,22 mol
Vậy \(x = {{0,16} \over {0,04}} = 4;{y \over 2} = {{0,22} \over {0,04}} = 5,5 \to y = 11\)
Công thức phân tử là C4H11N.
Các công thức cấu tạo :
CH3 - CH2 - CH2 - CH2 - NH2 butylamin
CH3- CH(CH3)-CH2-NH2 isobutylamin
CH3
I
CH3-C-NH2 tert-butylamin
I
CH3
CH3-CH2-CH(CH3)-NH2 sec-butylamin
CH3 - CH2 - CH2 - NH - CH3 metylpropylamin
CH3 – CH(CH3) - NH - CH3 metylisopropylamin
CH3 - CH2 - NH - CH2 - CH3 đietylamin
CH3 – N(CH3) -CH2 -CH3 etylđimetylamin
\(\% {m_{C4H11N}} = {{0,04.73} \over {4,64}}.100\% = 62,93\% \)
b) Khối lượng O trong 0,36 mol H2O là : 0,36.16 = 5,76 (g)
Khối lượng O trong 0,28 mol CO2 là : 0,28.32 = 8,96 (g)
Số mol O2 còn dư : \(0,06 - {{0,56} \over {28}} = 0,04mol\)
Khối lượng O2 còn dư : 0,04.32 = 1,28 (g)
Khối lượng O2 ban đầu : m = 5,76 + 8,96 + 1,28 = 16 (g).
Bài 3.44 trang 24 sách bài tập (SBT) Hóa học 12
Người ta đốt cháy 4,55 g chất hữu cơ X bằng 6,44 lít O2 (lấy dư). Sau phản ứng thu được 4,05 g H2O và 5,6 lít hỗn hợp khí gồm CO2, N2 và O2 còn dư. Các thể tích đo ở đktc. Dẫn hỗn hợp khí này đi qua dung dịch NaOH (dư) thì còn lại hỗn hợp khí có tỉ khối đối với hiđro là 15,5.
a) Xác định công thức đơn giản nhất của X.
b) Xác định công thức phân tử, biết rằng phân tử khối của X là 91.
Viết công thức cấu tạo và tên của X, biết rằng X là muối, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HC1.
Hướng dẫn trả lời:
Đặt lượng CO2 là a mol, lượng N2 là b mol, lượng O2 còn dư là c mol.
Ta có : a + b + c =\({{5,6} \over {22,4}} = 0,25\) (1)
44a + 28b + 32c = 4,55 +\({{6,44} \over {22,4}}\).32 - 4,05 = 9,7 (2)
\({{28b + 32c} \over {b + c}} = 15,5.2 = 31\) (3)
Giải hệ phương trình, tìm được : a = 0,15 ; b = 0,025 ; c = 0,075.
Khối lượng C trong 4,55 g X : 0,15.12 = 1,8 (g).
Khối lượng H trong 4,55 g X :\({{2.4,05} \over {18}}\) = 0,45 (g).
Khối lượng N trong 4,55 g X : 0,025.28 = 0,7 (g).
Khối lượng O trong 4,55 g X : 4,55 - 1,8 - 0,45 - 0,7 = 1,6 (g).
Chất X có dạng CxHyNzOt.
\(x:y:z:t = {{1,8} \over 2}:{{0,45} \over 1}:{{0,7} \over {14}}:{{1,6} \over {16}}\)
= 0,15:0,45:0,05:0,10 = 3:9: 1 :2
Công thức đơn giản nhất của X là C3H9NO2.
Vì M = 91 nên công thức phân tử của X cũng là C3H9NO2. Các công thức cấu tạo phù hợp :
CH3 - CH2 – COO- (NH4)+ ; CH3 – COO-(CH3NH3)+
amoni propionat metylamoni axetat
HCOO-(C2H5NH3)+ ; HCOO-((CH3) 2NH2)+
etylamoni fomat đimetylamoni fomat
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 25,26 bài 13 đại cương về polime Sách bài tập (SBT) Hóa học 12. Câu 4.1: Cho các polime ...
Giải bài tập trang 27, 28 bài 13 đại cương về polime Sách bài tập (SBT) Hóa học 12. Câu 4.10: Chất X có công thức phân tử ...
Giải bài tập trang 28,29 bài 14 vật liệu polime Sách bài tập (SBT) Hóa học 12. Câu 4.15: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng...
Giải bài tập trang 28,29 bài 14 vật liệu polime Sách bài tập (SBT) Hóa học 12. Câu 4.23: Cao su sống (hay cao su thô) là...