Bài 8.15, 8.16 trang 98 sách bài tập (SBT) Hóa học 12
8.15. Để phân biệt các dung dịch: ZnCl2, MgCl2, CaCl2 và AlCl3 đựng trong các lọ riêng biệt có thể dùng
A. dung dịch NaOH và dung dịch NH3.
B. quỳ tím
C. dung dịch NaOH và dung dịch Na2CO3.
D. natri kim loại.
8.16. Để phân biệt các dung dịch: Na2SO3, Na2CO3, NaHCO3 và NaHSO3: đựng trong các lọ riêng biệt, có thể dùng
A. axit HCl và nước brom.
B. nước vôi trong và nước brom.
C. dung dịch CaCl2 và nước brom.
D. nước vôi trong và axit HCl.
Hướng dẫn trả lời:
8.15 | 8.16 |
A | C |
8.16. Chọn C
- Dùng dung dịch CaCl2 : Na2SO3 và Na2CO3 tạo kết tủa; NaHCO3 và NaHSO3 không tạo kết tủa.
- Cho mỗi dung dịch trong từng nhóm vào nước brom: NaHSO3 làm mất màu nước brom, NaHCO3 không; Na2SO3 làm mất màu nước brom, Na2CO3 không.
Bài 8.17,8.18, 8.19, 8.20, 8.21, 8.22 trang 99 sách bài tập (SBT) Hóa học 12
8.17. Có thể dùng chất nào sau đây để phân biệt các dung dịch : BaCl2, Na2SO4, MgSO4, ZnCl2, KNO3 và KHCO3 ?
A. Kim loại natri. B. Dung dịch HCl.
C. Khí CO2. D. Dung dịch Na2CO3.
8.18. Để phân biệt các dung dịch loãng : HCl, HNO3, H2SO4 có thể dùng thuốc thử nào sau đây ?
A. Dung dịch Ba(OH)2 và bột đồng kim loại.
B. Kim loại sắt và đồng
C. Dung dịch Ca(OH)2.
D. Kim loại nhôm và sắt.
8.19. Có 5 lọ đựng 5 dung dịch hoá chất riêng biệt : Ba(OH)2, H2SO4, Na2SO4, Na2CO3, NaNO3. Thuốc thử dùng để phân biệt chúng là
A. dung dịch HCl. B. dung dịch KOH.
C. dung dịch BaCl2. D. giấy quỳ tím.
8.20. Chỉ dùng hoá chất nào sau đây có thể nhận biết 4 kim loại : Na, Al, Mg, Ag ?
A. H2O. B.Dung dịch HCl.
C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch NH3.
8.21. Để nhận biết 3 chất rắn : Al2O3, MgO, CaCl2 có thể dùng nhóm thuốc thử nào sau đây ?
A. H2O và HCl B. H2O và H2SO4.
C. H2O và NaOH. D. H2O và NaCl.
8.22. Có 5 lọ đựng 5 dung dịch mất nhãn : AlCl3, NaNO3, K2CO3, NH4NO3, (NH4)2SO4. Thuốc thử dùng để nhận biết 4 dung dịch trên là
A. dung dịch NaOH. B. dung dịch Ba(OH)2.
C. Quỳ tím. D. dung dịch AgNO3.
Hướng dẫn trả lời:
8.17 |
8.18 |
8.19 |
8.20 |
8.21 |
8.22 |
A |
A |
D |
B |
C |
B |
8.17. Chọn A
Cho Na vào các dung dịch: MgSO4 tạo kết tủa, ZnCl2 tạo kết tủa sau đó tan. Dùng dung dịch MgSO4 cho vào 4 dung dịch còn lại: BaCl2 tạo kết tủa. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch còn lại: Na2SO4 tạo kết tủa.
Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHCO3 và KNO3 (sau khi đã cho Na): KHCO3 tạo kết tủa, còn lại là KNO3:
\(KHC{O_3}\buildrel {O{H^ - }} \over
\longrightarrow {K_2}C{O_3}\buildrel {BaC{l_2}} \over
\longrightarrow BaC{O_3} \downarrow \)
8.18. Chọn A
Bột Cu tác dụng với HNO3; Dung dịch Ba(OH)2 tạo kết tủa với H2SO4.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 98,99 bài 42 luyện tập nhận biết một số chất vô cơ Sách bài tập (SBT) Hóa học 12. Câu 8.23: Để phân biệt các dung dịch...
Giải bài tập trang 101,102 bài 43 hóa học và vấn đề phát triển kinh tế Sách bài tập (SBT) Hóa học 12. Câu 1: Trong số các nguồn năng lượng sau đây...
Giải bài tập trang 102,103 bài 44 hóa học và vấn đề xã hội Sách bài tập (SBT) Hóa học 12. Câu 9.8: Người hút thuốc lá nhiều thường mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Chất gây hại chủ yếu có trong thuốc lá là...
Giải bài tập trang 103,104 bài 45 hóa học và vấn đề môi trường Sách bài tập (SBT) Hóa học 12. Câu 9.15: Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do chất nào sau đây ...