Bài 7.121, 7.122, 7.123 trang 93 sách bài tập (SBT) Hóa học 12
7.121. Để phân biệt dung dịch H2S04 đặc, nguội và dung dịch HNO3 đặc, nguội có thể dùng kim loại nào sau đây ?
A. Cr. B. Al C. Fe. D. Cu.
7.122. Có hai dung dịch axit là HCl và HNO3 đặc, nguội. Kim loại nào sau đây có thể dùng để nhận biết hai dung dịch axịt trên ?
A. Fe B. Al C. Cr D. Cu
7.123. Cho kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng rồi lấy khí thu được để khử oxit kim loại Y. X và Y có thể là
A. đồng và sắt. B. sắt và đồng.
C. đồng và bạc. D. bạc và đồng.
Hướng dẫn trả lời:
7.121 | 7.122 | 7.123 |
D | D | B |
Bài 7.124, 7.125 trang 94 sách bài tập (SBT) Hóa học 12
7.124. Cho 9,14 g hợp kim Cu, Mg và Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được khí X và 2,54 g chất rắn Y. Trong hợp kim, khối lượng Al gấp 4,5 lần khối lượng Mg. Thể tích khí X (đktc) là
A. 7,84 lít. B. 5,6 lít C. 5,8 lít D. 6,2 lít.
7.125. Cho 19,2 g Cu vào dung dịch loãng chứa 0,4 mol HNO3, phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thể tích khí NO (đktc) thu được là
A. 1,12 lít B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 3,36 lít.
Hướng dẫn trả lời:
7.124 | 7.125 |
A | B |
7.125. Chọn B
\(\eqalign{
& {n_{Cu}} = 0,3\,mol;\,\,\,\,{n_{HN{O_3}}} = 0,4\,mol \cr
& 3Cu + 8HN{O_3} \to 3Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2} + 2NO + 4{H_2}O \cr
& 0,15\,\,\,\,\,\,0,4\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,1\left( {mol} \right) \cr} \)
⟹ Cu dư
Bài 7.126 trang 94 sách bài tập (SBT) Hóa học 12
Viết PTHH hoàn thành chuỗi biến hoá sau :
Đồng \(\buildrel {(1)} \over\longrightarrow \) đồng (II) oxit\(\buildrel {(2)} \over\longrightarrow \) đồng (II) clorua\(\buildrel {(3)} \over\longrightarrow \) đồng (I) clorua \(\buildrel {(4)} \over\longrightarrow \) đồng (II) clorua \(\buildrel {(5)} \over
\longrightarrow \) đồng (II) hidroxit \(\buildrel {(6)} \over\longrightarrow \) đồng (II) nitrat \(\buildrel {(7)} \over\longrightarrow \) khí nito (IV) oxit
Hướng dẫn trả lời:
\(\left( 1 \right){\rm{ }}Cu{\rm{ }} + {\rm{ }}{O_2}\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow 2CuO\)
(2) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
(3) CuCl2 + Cu → 2CuCl
\(\left( 4 \right){\rm{ }}2CuCl{\rm{ }} + {\rm{ }}C{l_2}\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow 2CuC{l_2}\)
(5) CuCl2 + NaOH → Cu(OH)2 ↓+ 2NaCl
(6) Cu(OH)2 + 2HNO3→Cu(NO3)2 + 2H2O
\(\left( 7 \right)Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2}\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow CuO{\rm{ }} + {\rm{ }}2N{O_2} \uparrow + {1 \over 2}{O_2} \uparrow \).
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 95 bài 38: luyện tập tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất của chúng Sách bài tập (SBT) Hóa học 12. Câu 7.127: Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO...
Giải bài tập trang 96,97 bài 40 nhận biết một số ion trong dung dịch Sách bài tập (SBT) Hóa học 12. Câu 1: Có các dung dịch không màu đựng...
Giải bài tập trang 97,98 bài 41 nhận biết một số chất khí Sách bài tập (SBT) Hóa học 12. Câu 1: Không thể nhận biết các khí ...
Giải bài tập trang 98,99 bài 42 luyện tập nhận biết một số chất vô cơ Sách bài tập (SBT) Hóa học 12. Câu 8.15: Để phân biệt các dung dịch...