Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
5 trên 1 phiếu

Giải bài tập Hóa học 12 Nâng cao

CHƯƠNG 6. KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM

Giải bài tập trang 170 bài 32 luyện tập tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ SGK Hóa học 12 Nâng cao. Câu 1: Khi điện phân MgCl2 nóng chảy...

Bài 1 trang 170 SGK Hóa học lớp 12 nâng cao

Khi điện phân \(MgC{l_2}\) nóng chảy.

A. Ở cực dương, ion \(M{g^{2 + }}\) bị oxi hóa

B. Ở cực âm, ion \(M{g^{2 + }}\) bị khử

C. Ở cực dương, nguyên tử \(Mg\) bị oxi hóa

D. Ở cực âm, nguyên tử \(Mg\) bị khử.

Giải:

Chọn B.

Khi điện phân \(MgC{l_2}\) nóng chảy:

 \(MgC{l_2} \to M{g^{2 + }} + 2C{l^ - }.\)

Cực âm: \(M{g^{2 + }}\)

 \(M{g^{2 + }} + 2e \to M{g^0}.\)

Cực dương: \(Cl^-\)

 \(2C{l^ - } - 2e \to Cl_2^0.\)

Vậy: Ở cực âm, ion \(M{g^{2 + }}\) bị khử thành \(Mg\).

Bài 2 trang 170 SGK Hóa học lớp 12 nâng cao

Điện phân một muối kim loại M nóng chảy với cường độ dòng điện là 10A trong thời gian 2 giờ, người ta thu được ở catot 0,373 mol kim loại M. Số oxi hóa của kim loại M trong muối là:

A. +1

B. +2

C. +3

D. +4

Giải:

Chọn B. Ta có:      

      \({M^{n + }} + n.e \to {M^0}.\)

            \(0,373n \leftarrow 0,373\)

 \({n_e} = {{I.t} \over {96500}} \Leftrightarrow 0,373n = {{I.t} \over {96500}} \Leftrightarrow n = {{10.2.3600} \over {96500.0,373}} = 2\)

Vậy số oxi hóa của kim loại \(M\) là \(+2\).

Bài 3 trang 170 SGK Hóa học lớp 12 nâng cao

\(1,24\,g\) gam \(N{a_2}O\) tác dụng với nước, được \(100\) ml dung dịch. Nồng độ mol của chất trong dung dịch là:

A. 0,04M

B. 0,02M

C. 0,4M

D. 0,2M

Giải:

Chọn C. Ta có:

\(\eqalign{
& {n_{N{a_2}O}} = {{1,24} \over {62}} = 0,02(mol) \cr
& N{a_2}O + {H_2}O \to 2NaOH \cr} \)

  \(0,02 \;\;\;\;\;\; \;\;\;\;\;\;\;\;\to 0,04\)

 \( \Rightarrow {CM_{{{NaOH}}}} = {{0,04} \over {0,1}} = 0,4M\)

Bài 4 trang 170 SGK Hóa học lớp 12 nâng cao

Trong mỗi trường hợp sau đây, hãy dẫn ra một phương trình hóa học của phản ứng để minh họa:

a) Nguyên tử \(Mg\) bị oxi hóa.

b) Ion \(M{g^{2 + }}\) bị khử.

c) Ion magie có số oxi hóa không thay đổi.

Giải:

a) Nguyên tử \(Mg\) bị oxi hóa:

\(\mathop {Mg}\limits^0 + C{l_2}\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow \mathop {MgC{l_2}}\limits^{ + 2} \)

b) Ion \(M{g^{2 + }}\) bị khử:

\(\mathop {Mg}\limits^{ + 2} C{l_2}\buildrel {dpnc} \over
\longrightarrow \mathop {Mg}\limits^0 + C{l_2}\)

c) Ion magie có số oxi hóa không thay đổi:

\(2\mathop {Mg}\limits^{ + 2} {(N{O_3})_2}\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow 2\mathop {Mg}\limits^{ + 2} O + 4N{O_2} + {O_2}\)

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác