Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
5 trên 1 phiếu

Giải bài tập Hóa học 12

CHƯƠNG 5. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

Giải bài tập trang 103 Bài 23 luyện tập điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại SGK Hoá học 12. Câu 1: Bằng phương pháp nào có thể điều chế được Ag từ dung dịch...

Bài 1 trang 103 sgk hoá học 12

Bằng phương pháp nào có thể điều chế được Ag từ dung dịch AgNO3, điều chế Mg từ dung dịch MgCl2? Viết các phương trình hoá học.

Giải

- Từ dung dịch AgNO3 có 3 cách để điều chế Ag:

+ Dùng kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion Ag+.

            Cu + 2 AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

+ Điện phân dung dịch AgNO3:

            4AgNO3 + 2H2O \( \xrightarrow[]{dp}\) 4Ag + O2 + 4HNO3

+ Cô cạn dung dịch rồi nhiệt phân AgNO3:

           2AgNO3 \( \xrightarrow[]{t^{0}}\) 2Ag + 2NO2 + O2

- Từ dung dịch MgCl2 điều chế Mg: chỉ có một cách là cô cạn dung dịch để lấy MgCl2 khan rồi điện phân nóng chảy:

          MgCl2 \( \xrightarrow[]{dpnc}\) Mg + Cl2


Bài 2 trang 103 sgk hoá học 12

Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10 gam trong 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%.

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng và cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng.

b) Xác định khối lượng của vật sau phản ứng.

Giải

b) \( m_{AgNO_{3}}=\) \( \frac{250.4}{100}\) = 10 (gam)

=> \( n_{AgNO_{3}}\) phản ứng = \( \frac{10.17}{100.170}\) = 0,01 (mol)

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

0,005   0,01                       0,01 (mol)

Khối lượng của vật sau phản ứng là:

10 + 108.0,01 - 64.0,005 = 10,76 (gam)


Bài 3 trang 103 sgk hoá học 12

Để khử hoàn toàn 23,2 gam một oxit kim loại, cần dùng 8,96 lít H2 (đktc). Kim loại đó là:

A. Mg.                   B. Cu.

C. Fe.                    D. Cr.

Giải

MxOy + yH2 → xM + yH2O             (1)

\( n_{H_{2}}\) = \( \frac{8,96}{22,4}\) = 0,4 (mol)

Theo (1), ta có số mol nguyên tử oxi trong oxit là 0,4 mol

Khối lượng kim loại M trong 23,2 gam oxit là: 23,2 - 0,4.16 = 16,8 (gam)

Chỉ có nguyên tử khối của M là 56 và số mol kim loại M là 0,3 mol mới phù hợp => Kim loại M là Fe.


Bài 5 trang 103 sgk hoá học 12

Điện phân nóng chảy muối clorua M. Ở catot thu được 6 gam kim loại và ở anot có 3,36 lít khí (đktc) thoát ra. Muối clorua đó là:

A. NaCl.                       B. KCl.

C. BaCl2.                      D. CaCl2.                                 

Giải

2MCln \( \xrightarrow[]{dpnc}\) 2M + nCl2     

\( n_{Cl_{2}}\) = \( \frac{3,36}{22,4}\) = 0,15 (mol) => nM = \( \frac{0,15.2}{n}\) = \( \frac{0,3}{n}\) (mol)

Ta có: \( \frac{0,3}{n}\).M = 6; Chỉ có n = 2 và M = 40 là phù hợp.

Vậy muối đó là CaCl2.  

Giaibaiap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 111 SGK hóa học 12

    Giải bài tập trang 111 bài 25 kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm SGK hóa học 12. Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là...

  • Giải bài 5, 6, 7, 8 trang 111 SGK hóa học 12

    Giải bài tập trang 111 bài 25 kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm SGK hóa học 12. Câu 5: Điện phân muối clorua của một kim loại kiềm nóng chảy, thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot...

  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 118 SGK hóa học 12

    Giải bài tập trang 118 bài 26 kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ SGK hóa học 12. Câu 1: Xác định kim loại kiềm thổ theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, thì...

  • Giải bài 5, 6, 7, 8, 9 trang 119 SGK hóa học 12

    Giải bài tập trang 119 bài 26 kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ SGK hóa học 12. Câu 5: Cho 2,8 gam CaO tác dụng với một lượng nước lấy dư thu được dung dịch A. Sục 1,68 lít CO2 (đktc) vào dung dịch A...