Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
3.9 trên 9 phiếu

Giải bài tập Hóa học 12

CHƯƠNG 8. PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ

Giải bài tập trang 180 bài luyện tập nhận biết một số chất vô cơ SGK Hóa học lớp 12. Câu 1: Trình bày cách nhận biết các ion trong các dung dịch riêng rẽ sau...

Bài 1 trang 180 sgk Hóa học lớp 12

Trình bày cách nhận biết các ion trong các dung dịch riêng rẽ sau: Ba2+, Fe3+, Cu2+

Hướng dẫn giải:

Cho dung dịch Na2SO4 vào các dung dịch đã cho, nếu có kết tủa trắng là dung dịch chứa ion Ba2+. Hai dung dịch còn lại cho tác dụng với dung dịch NH3 dư, tạo ra kết tủa nâu đỏ là dung dịch chứa ion Fe3+, tạo ra kết tủa màu xanh rồi tan trong dung dịch NH3 dư là dung dịch chứa ion Cu2+.

              Ba2+ + SO42- → BaSO4

              Fe3+ + 3NH3 + 3H2O → Fe(OH)3↓ + 3NH4+

              Cu2+ + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2↓ + 2NH4+

                    Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2


Bài 2 trang 180 sgk Hóa học lớp 12

Có 5 ống nghiệm  không nhãn, mỗi ống đựng một trong các dung dịch sau đây (nồng độ khoảng 0,1M): NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2. Chỉ dùng dung dịch NaOH nhỏ từ từ vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa các dung dịch nào sau đây?

  1. Hai dung dịch: NH4Cl, CuCl2
  2. Ba dung dịch: NH4Cl, MgCl2,  CuCl2
  3. Bốn dng dịch: NH4Cl, AlCl3, MgCl2,  CuCl2
  4. Cả 5 dung dịch

Hướng dẫn giải:

Chọn D


Bài 3 trang 180 sgk Hóa học lớp 12

Có 4 ống nghiệm không nhãn, mỗi ống đựng một trong các dung dịch sau (nồng độ khoảng 0,01M): NaCl, Na2CO3, KHSO4, và CH3NH2. Chỉ dùng giấy quỳ tím lần lượt nhúng vào từng dung dịch, quan sát  sự đổi màu của nó có thể nhận biết được dãy các dung dịch nào?

A. Dung dịch NaCl

B. Hai dung dịch NaCl và KHSO4

C. Hai dung dịch KHSO4 và CH3NH2

D. Ba dung dịch NaCl, KHSO4 và Na2CO3.

Hướng dẫn giải:

Chọn B


Bài 4 trang 180 sgk Hóa học lớp 12

Hãy nhận biết hai dung dịch riêng rẽ sau: (NH4)2S và (NH4)2SO4 bằng một thuốc thử.

Hướng dẫn giải:

Nhúng mẩu giấy lọc đã tẩm dung dịch Pb(NO3)2 vào hai dung dịch đã cho, dung dịch nào làm cho giấy lọc chuyển sang màu đen là dung dịch (NH4)2S

                    (NH4)2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2NH4NO3

Hoặc nhỏ dung dịch BaCl2 vào 2 dung dịch đã cho, có kết tủa trắng là dung dịch (NH4)2SO4:

                 (NH4)2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NH4Cl


Bài 5 trang 180 sgk Hóa học lớp 12

Có hỗn hợp gồm SO2, CO2 và H2. Hãy chứng minh trong hỗn hợp có mặt từng khí đó. Viết phương trình hóa học của các phản ứng .

Hướng dẫn giải:

Cho hỗn hợp đi qua nước Brom, thấy nước brom bị nhạt màu chứng tỏ có khí SO2:

               SO2 + Br2 +2H2O → H2SO4 + 2 HBr         (1)

Dẫn khí đi ra sau phản ứng (1) vào dung dịch Ca(OH)2 thấy tạo kết tủa trắng chứng tỏ có khí CO2:

                  CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O          (2)

Dẫn khí đi ra sau phản ứng (1) qua ống đựng CuO đun nóng thấy tạo ra Cu màu đỏ chứng tỏ có khí H2:

                         CuO + H2 → Cu + H2O

                     Màu đen       màu đỏ 

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

  • Giải bài 1, 2, 3 trang 186 SGK hóa học 12

    Giải bài tập trang 186 bài 43 hóa học và vấn đề phát triển kinh tế SGK hóa học 12. Câu 1: Hãy cho biết các dạng năng lượng cơ bản trên Trái Đất?...

  • Giải bài 4, 5, 6 trang 186 SGK hóa học 12

    Giải bài tập trang 186 bài 43 hóa học và vấn đề phát triển kinh tế SGK hóa học 12. Câu 4: Bảng dưới đây cho biết sản phẩm của sự đốt cháy nhiên liệu...

  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 196 SGK hóa học 12

    Giải bài tập trang 196 bài 44 hóa học và vấn đề xã hội SGK hóa học 12. Câu 1: Chất dinh dưỡng có vai trò như thế nào đối với cuộc sống con người?...

  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 204 SGK hóa học 12

    Giải bài tập trang 204 bài 45 hóa học và vấn đề môi trường SGK hóa học 12. Câu 1: Thế nào là ô nhiễm môi trường? Cho biết sự cần thiết phải bảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm...