Bài 1 trang 34 SGK Vật Lý 12 Nâng cao
Tốc độ của chất điểm dao động điều hoà cực đại khi
A. Li độ cực đại. B. Gia tốc cực đại.
C. Li độ bằng \(0\). D. pha bằng \({\pi \over 4}\).
Giải
Tốc độ của chất điểm dao động điều hoà cực đại khi li độ bằng 0.
Chọn đáp án C.
Lưu ý : Giữa li độ và vận tốc v có công thức liên hệ:
\({\left( {{x \over A}} \right)^2} + \left( {{v \over {A\omega }}} \right)^2 = 1\)
\(\Rightarrow \) Khi \(x=0\) thì \(v = A\omega \) cực đại.
Bài 2 trang 35 SGK Vật Lý 12 Nâng cao
Gia tốc của chất điểm dao động điều hoà bằng 0 khi
A. Li độ cực đại.
B. Li độ cực tiểu.
C. Vận tốc cực đại hoặc cực tiểu.
D. Vận tốc bằng \(0\).
Giải
Gia tốc chất diểm dao động điều hoà bằng 0 khi vận tốc cực đại hoặc cực tiểu.
Chọn đáp án C.
Lưu ý : Khi vmax thì \(x = 0 \Rightarrow a = - {\omega ^2}x = 0.\)
vmin = 0 ở vị trí biên thì lúc đó \(a = v' =0\).
Bài 3 trang 35 SGK Vật Lý 12 Nâng cao
Dao động điều hoà đổi chiều khi
A. Lực tác dụng đổi chiều.
B. Lực tác dụng bằng 0.
C. Lực tác dụng có độ lớn cực đại.
D. Lực tác dụng có độ lớn cực tiểu.
Giải
Dao động cơ điều hoà, đổi chiều khi lực tác dụng có độ lớn cực đại.
Chọn đáp án C.
Lưu ý : Lực phục hồi \(F = -kx\) lớn nhất khi vật ở vị trí biên Fmax = kA, lúc đó vật dao động đổi chiều để chuyển động ngược lại.
Bài 4 trang 35 SGK Vật Lý 12 Nâng cao
a) Thử lại rằng :\(x = {A_1}\cos \omega t + {A_2}\sin \omega t\) (6.14) trong đó A1 và A2 là hai hằng số bất kì cũng là nghiệm của phương trình (6.3).
b) Chứng tỏ rằng, nếu chọn A1 và A2 trong biểu thức ở vế trái của (6.14) như sau: \({A_1} = A\cos \varphi ;{A_2} = - A\sin \varphi \) thì biểu thức ấy trùng với biểu thức ở vế phải của (6.4).
Giải
a) Ta có :
\(x = {A_1}\cos \omega t + {A_2}\sin \omega t \)
\(\Rightarrow x' = - {A_1}\omega \sin \omega t + {A_2}\omega \cos \omega t.\)
\(x" = - {A_1}{\omega ^2}\cos \omega t - {A_2}{\omega ^2}\sin \omega t.\)
Ta được :
\(\eqalign{
& x" + {\omega ^2}x = - {A_1}{\omega ^2}\cos \omega t - {A_2}{\omega ^2}sin\omega t + \cr&{\omega ^2}({A_1}\cos \omega t + {A_2}\sin \omega t) \cr
& \Rightarrow x" + {\omega ^2}x = - {A_1}{\omega ^2}\cos \omega t - {A_2}{\omega ^2}sin\omega t\cr& + {A_1}{\omega ^2}\cos \omega t + {A_2}{\omega ^2}sin\omega t = 0. \cr} \)
Vậy :\(x = {A_1}\cos \omega t + {A_2}\sin \omega t\) là nghiệm của phương trình \(x" + {\omega ^2}x = 0.\)
b) Nếu chọn \({A_1} = A\cos \varphi \) và \({A_2} = - A\sin \varphi \)
thì
\(\eqalign{& x = {A_1}\cos \omega t + {A_2}\sin \omega t \cr&= A\cos \varphi cos\omega t - A\sin \varphi \sin \omega t \cr & = A(\cos \varphi cos\omega t - \sin \varphi \sin \omega t) \cr & \Rightarrow x = Acos\left( {\omega t + \varphi } \right). \cr} \)
Bài 5 trang 35 SGK Vật Lý 12 Nâng cao
Phương trình dao động của một vật là :\(x = 6\cos \left( {4\pi t + {\pi \over 6}} \right)(cm).\)
a) Xác định biên độ, tần số góc, chu kì và tần số của dao dộng.
b) Xác định pha của dao động tại thời điểm \(t = {1 \over 4}s\), từ đó suy ra li độ tại thời điểm ấy.
c) Vẽ vectơ quay biểu diễn dao động tại thời điểm \(t = 0\).
Giải
Phương trình dao động của vật :\(x = 6\cos \left( {4\pi t + {\pi \over 6}} \right)(cm)\)
a) Biên độ \(A =6\) (cm)
Chu kì \(T = {{2\pi } \over \omega } = {{2\pi } \over {4\pi }} = 0,5(s)\)
Tần só góc \(\omega = 4\pi (rad/s)\)
Tần số \(f = {1 \over T} = {1 \over {0,5}} = 2(Hz)\)
b) Khi \(t = {1 \over 4}(s) \Rightarrow pha\;(\omega t + \varphi ) = \left( {4\pi .{1 \over 4} + {\pi \over 6}} \right) = {{7\pi } \over 6}\)
\( \Rightarrow x = 6\cos \left( {\pi + {\pi \over 6}} \right) = - 6\cos {\pi \over 6} = - 6.{{\sqrt 3 } \over 2}\)
\(= - 3\sqrt 3 (cm).\)
c) Vẽ vectơ quay biểu diễn dao động vào thời điểm \(t =0\):
Bài 6 trang 35 SGK Vật Lý 12 Nâng cao
Một vật dao động điều hoà với biên độ \(A= 4\) cm và chu kì \(T = 2\) s.
a) Viết phương trình dao động của vật, chọn gốc thời gian là lúc nó đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương.
b) Tính li độ của vật tại thời điểm \(t = 5,5\) s.
Giải
a) Vật dao động điều hoà với \(A = 4cm\), \(T = 2\) (s)
Tần số góc của dao động \(\omega = {{2\pi } \over T} = {{2\pi } \over 2} = \pi \,(rad/s)\)
Chọn gốc thời gian lúc vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương
\( \Rightarrow \) Khi \(t = 0\) : \(\left\{ \matrix{{x_0} = A\cos \varphi = 0(1) \hfill \cr \hfill \cr {v_0} = - A\omega \sin \varphi > 0(2) \hfill \cr} \right.\)
\(\eqalign{& (1) \Rightarrow \cos \varphi = 0 \Rightarrow \left[ \matrix{\varphi = {\pi \over 2} \hfill \cr \varphi = - {\pi \over 2} \hfill \cr} \right. \cr & \cr} \)
\((2) \Rightarrow {v_0} > 0 \Leftrightarrow \sin \varphi < 0 \Rightarrow \) Chọn \(\varphi = - {\pi \over 2}.\)
Vậy : \(x = 4\cos \left( {\pi t - {\pi \over 2}} \right)(cm).\)
b) Khi \(t = 5,5\) (s), ta có
\(\eqalign{& x = 4\cos \left( {\pi .5,5 - {\pi \over 2}} \right) \cr & x = 4\cos 5\pi = - 4(cm). \cr} \)
Bài 7 trang 35 SGK Vật Lý 12 Nâng cao
Một vật nặng treo vào một lò xo làm cho nó dãn ra \(0,8\) cm. Cho vật dao động. Tìm chu kì dao động ấy. Lấy \(g = 10m/{s^2}\).
Giải
Khi treo vật vào lò xo làm lò xo dãn ra một đoạn \(\Delta \ell = 0,8(cm)\) ở vị trí cân bằng.
Theo định luật I Niutơn:
\(\eqalign{& \overrightarrow P + \overrightarrow {{F_{đh}}} = 0 \cr & \Leftrightarrow P = {F_{đh}} \cr & \Leftrightarrow mg = k\Delta \ell \cr & \Leftrightarrow {m \over k} = {{\Delta \ell } \over g} \cr} \)
Khi cho vật dao động, chu kì dao động của con lắc lò xo là
\(T= 2\pi \sqrt {{m \over k}} = 2\pi \sqrt {{{\Delta \ell } \over g}} = 2\pi \sqrt {{{0,{{8.10}^{ - 2}}} \over {10}}} = 0,18(s)\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 40 bài 7 con lắc đơn, con lắc vật lí SGK Vật Lý 12 Nâng cao. Câu 1: Chu kì dao động nhỏ của con lắc đơn phụ thuộc...
Giải bài tập trang 43 bài 8 năng lượng trong dao động điều hòa SGK Vật Lý 12 Nâng cao. Câu 1: Động năng của vật nặng dao động điều hòa biến đổi theo thời gian...
Giải bài tập trang 51 bài 10 dao động tắt dần và dao động duy trì SGK Vật Lý 12 Nâng cao. Câu 1: Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã...
Giải bài tập trang 56 bài 11 dao động cưỡng bức, cộng hưởng SGK Vật Lý 12 Nâng cao. Câu 1: Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc...