Bài 3.10 trang 13 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10
Hai ô tô chuyển động trên cùng một đường thẳng. Ô tô A chạy nhanh dần và ô tô B chạy chậm dần. So sánh hướng gia tốc của hai ô tô trong mỗi trường hợp sau :
a) Hai ô tô chạy cùng chiều.
b) Hai ô tô chạy ngược chiều.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn trục tọa độ trùng với quỹ đạo của hai xe và chiều dương hướng theo chiều chuyển động của xe A.
a) Hai ô tô chạy cùng chiều (Hình 1): Ô tô A chạy theo chiều dương (+) và chuyển động nhanh dần đều nên gia tốc a1 của nó cùng chiều với vận tốc v1. Còn ô tô B cũng chạy theo chiều dương (+) và chuyển động chậm dần đều nên gia tốc a2 của nó ngược chiều với vận tốc v2. Trong trường hợp này, gia tốc a1 và a2 của hai ô tô ngược hướng (cùng phương, ngược chiều)
b) Hai ô tô chạy ngược chiều (Hình 2): Ô tô A chạy theo chiều dương (+) và chuyển động nhanh dần nên gia tốc a1 của nó cùng chiều với vận tốc v1. Còn ô tô B chạy ngược chiều dương (+) và chuyển động chậm dần nên gia tốc a2 của nó ngược chiều với vận tốc v2. Trong trường hợp này, gia tốc a1 và a2 cùng hướng (cùng phương, cùng chiều)
Bài 3.11 trang 13 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10
Căn cứ vào đồ thị vận tốc của 4 vật I, II, III, IV trên hình 3.2, hãy lập công thức tính vận tốc và công thức tính quãng đường đi được của mỗi vật chuyển động.
Hướng dẫn trả lời:
Căn cứ vào đồ thị vận tốc của 4 vật I, II, III, IV vẽ trên hình 3.2 ta có thể xác định được vận tốc đầu v0 và vận tốc tức thời v của mỗi vật chuyển động, do đó tính được gia tốc theo công thức
Sau đó thay các giá trị tìm được vào công thức tính vận tốc v và công thức tính quãng đường đi được của mỗi vật chuyển động: và
- Vật I: v0= 0; v = 20 m/s; t = 20 s; ; v = t; \(s = {{{t^2}} \over 2}\) .
- Vật II: v0= 20 m/s; v = 40 m/s; t = 20 s;\(a = {{20} \over {20}} = 1m/{s^2}\)
; v = 20 + t;\(s = 20t + {{{t^2}} \over 2}\) .
- Vật III: v = v0 = 20 m/s; t = 20 s; a = 0; s = 20t.
- Vật IV: v0= 40 m/s; v = 0 m/s; t = 20 s; \(a = - {{40} \over {20}} = - 2m/{s^2}\) ; v = 40 – 2t;\(s = 40t - {t^2}\).
Bài 3.12 trang 13 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10
Khi ô tô đang chạy với vận tốc 12 m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga cho ô tô chạy nhanh dần đều.
Sau 15 s, ô tô đạt vận tốc 15 m/s.
a) Tính gia tốc của ô tô.
b) Tính vận tốc của ô tô sau 30 s kể từ khi tăng ga.
c) Tính quãng đường ô tô đi được sau 30 s kể từ khi tăng ga.
Hướng dẫn trả lời:
a. Chọn trục tọa độ trùng với quỹ đạo chuyển động thẳng của ô tô, chiều dương của trục hướng theo chiều chuyển động. Chọn mốc thời gian là lúc ô tô bắt đầu tăng ga. Gia tốc của ô tô bằng:
\(a = {{v - {v_0}} \over t} = {{15 - 12} \over {15}} = 0,2(m/{s^2})\)
b. Vận tốc của ô tô sau 30 s kể từ khi tăng ga:
\(v = {v_0} + at = 12 + 0,2.30 = 18(m/s)\)
c. Quãng đường ô tô đi được sau 30 s kể từ khi tăng ga:
\(s = {v_0}t + {{a{t^2}} \over 2} = 12.30 + {{0,{{2.30}^2}} \over 2} = 450(m)\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 13 bài 3 chuyển động thẳng biến đổi đều Sách bài tập (SBT) Vật lí 10. Câu 3.13: Khi đang chạy với vận tốc 36 km/h thì ô tô bắt đầu chạy xuống dốc...
Giải bài tập trang 13 bài 3 chuyển động thẳng biến đổi đều Sách bài tập (SBT) Vật lí 10. Câu 3.16: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều có vận tốc đầu là 18 km/h....
Giải bài tập trang 14 bài 4 sự rơi tự do Sách Bài Tập (SBT) Vật lí 10. Câu 4.1: Câu nào đúng ?...
Giải bài tập trang 15, 16 bài 4 sự rơi tự do Sách bài tập (SBT) Vật lí 10. Câu 4.8: Tính khoảng thời gian rơi tự do t của một viên đá...