Bài 12.8 trang 31 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10
Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l0. Treo lò xo thẳng đứng và móc vào đầu dưới một quả cân có khối lượng m1 = 100 g, lò xo dài 31 cm. Treo thêm vào đầu dưới một quả cân nữa có khối lượng m2 = 100 g, nó dài 32 cm. Lấy g = 10 m/s2. Tính độ cứng và chiều dài tự nhiên của lò xo.
Hướng dẫn trả lời:
Ta có Flx = P => k(l – l0) = mg
Suy ra \({{{l_1} - {l_0}} \over {{l_2} - {l_0}}} = {{{m_1}} \over {{m_1} + {m_2}}}\)
Thay số vào ta được \({{31 - {l_0}} \over {32 - {l_0}}} = {{100} \over {200}} = {1 \over 2} = > {l_0} = 30(cm)\)
Do đó \(k = {{{m_1}g} \over {{l_1} - {l_0}}} = {{0,1.10} \over {{{1.10}^{ - 2}}}} = 100(N/m)\)
Bài 12.9 trang 31 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10
Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l0 = 27 cm, được treo thẳng đứng. Khi treo vào lò xo một vật có trọng lượng P1 = 5 N thì lò xo dài l1 = 44 cm. Khi treo một vật khác có trọng lượng P2 chưa biết, lò xo đài l2 = 35 cm. Tính độ cứng của lò xo và trọng lượng chưa biết.
Hướng dẫn trả lời:
Ta có Flx = k(l – l0) = P
=> \(k = {{{P_1}} \over {{l_1} - {l_0}}} = {5 \over {{{17.10}^{ - 3}}}} \approx 294(N/m)\)
Do độ cứng của lò xo không đổi nên ta có
\({{{l_1} - {l_0}} \over {{l_2} - {l_0}}} = {{{P_1}} \over {{P_2}}} = > {P_2} = {P_1}.{{{l_2} - {l_0}} \over {{l_1} - {l_0}}} = 5.{{35 - 27} \over {44 - 27}} = 2,35 \approx 2,4(N)\)
Bài 12.10 trang 31 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10
Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 5 cm. Treo lò xo thẳng đứng rồi móc vào đầu dưới một vật có khối lượng m1 =0,5 kg, lò xo dài l1 =1 cm. Nếu treo một vật khác có khối lượng m2 chưa biết, thì nó dài 6,5 cm. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính độ cứng của lò xo và khối lượng m2 chưa biết
Hướng dẫn trả lời:
Ta có Flx = P => k(l – l0) = mg
=>\(k = {{{m_1}g} \over {{l_1} - {l_0}}} = {{0,50.9,8} \over {(7,0 - 5,0){{.10}^{ - 2}}}} = 245(N/m)\)
Do độ cứng của lò xo không đổi nên:
\({{{m_1}} \over {{m_2}}} = {{{l_1} - {l_0}} \over {{l_2} - {l_0}}} = > {m_2} = {{{m_1}({l_2} - {l_0})} \over {{l_1} - {l_0}}} = {{0,50.1,5} \over {2,0}} = 0,375(kg)\)
Bài 12.11 trang 32 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10
Hình 12.1 là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ dãn Δl của một lò xo vào lực kéo F.
a) Tại sao có thể nói các cặp giá trị F và Δl trên đồ thị đều nằm trong giới hạn đàn hồi của lò xo ?
b) Tìm độ cứng của lò xo
c) Khi kéo bằng lực Fx chưa biết, thì độ dãn của lò xo là 4,5 cm. Hãy xác đinh Fx bằng đồ thị
Hướng dẫn trả lời:
a. Vì F tỉ lệ thuận với Δl
b. \(k = {F \over {\Delta l}} = {5 \over {{{9.10}^{ - 2}}}} \approx 56(N/m)\)
c. \(F = {{2,8 + 2,1} \over 2} = 2,45 \approx 2,5(N)\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 32, 33 bài 13 lực ma sát Sách bài tập (SBT) Vật lí 10. Câu 13.1: Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có....
Giải bài tập trang 33 bài 13 lực ma sát Sách bài tập (SBT) Vật lí 10. Câu 13.6: Người ta đẩy một chiếc hộp để truyền cho nó một vận tốc đầu v0 = 3,5 m/s...
Giải bài tập trang 33, 34 bài 14 lực hướng tâm Sách bài tập (SBT) Vật lí 10. Câu 14.1: Hai vệ tinh nhân tạo I và II bay quanh Trái Đất trên quỹ đạo tròn bán kính lần lượt là r và 2r...
Giải bài tập trang 34 bài 14 lực hướng tâm Sách bài tập (SBT) Vật lí 10. Câu 14.5: Một vệ tinh có khối lượng m = 600 kg đang bay trên quỹ đạo tròn quan Trái Đất ở độ cao bằng bán kính Trái Đất....