Bài 13.6 trang 33 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10
Người ta đẩy một chiếc hộp để truyền cho nó một vận tốc đầu v0 = 3,5 m/s Sau khi đẩy, hộp chuyển động trượt trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa hộp và sàn nhà là µt = 0,3. Hỏi hộp đi được một đoạn đường bằng bao nhiêu ? Lấy g = 9,8 m/s2
Hướng dẫn trả lời:
Chọn chiều chuyển động là chiều dương.
–Fma = ma => - µtmg = ma => a = - µtg
Ta có \({v^2} - v_0^2 = 2as = > s = {{v_0^2} \over {2{\mu _t}g}} = {{3,{5^2}} \over {2.0,30.9,8}} \approx 2,1(m)\)
Bài 13.7 trang 33 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10
a) Vì sao đế dép, lốp ô tô, lốp xe đạp phải khía ở mặt cao su ?
b) Vì sao quần áo đã là lại lâu bẩn hơn không là ?
c) Vì sao cán cuốc khô khó cầm hơn cán cuốc ẩm ướt ?
Hướng dẫn trả lời:
a. Để tăng ma sát nghỉ
b. Mặt vải đã là thường nhẵn, ma sát giảm, bụi khó bám.
c. Khi cán quốc ẩm, các thớ gỗ phồng lên, ma sát tăng lên dễ cầm hơn.
Bài 13.8 trang 33 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10
Đặt một vật lên mặt bàn nằm ngang rồi tác dụng vào vật một lực theo phương ngang, ta thấy vật không chuyển động. Hãy giải thích tại sao.
Hướng dẫn trả lời:
Vì lực ma sát nghỉ cân bằng với lực kéo
Bài 13.9 trang 33 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10
Người ta đẩy một cái thùng có khối lượng 55 kg theo phương ngang với lực 220 N làm thùng chuyển động trên mặt phẳng ngang Hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt phẳng là 0,35. Tính gia tốc của thùng. Lấy g = 9,8 m/s2.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn chiều của lực tác dụng làm chiều dương:
Fms = µtmg = 0,35.55.9,8 = 188,65 N ≈ 189 N
Do đó \(a = {{F - {F_{ms}}} \over m} = {{220 - 189} \over {55}} \simeq 0,56(m/{s^2})\)
Bài 13.10 trang 33 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10
Một ô tô có khối lượng 800 kg có thể đạt được tốc độ 20 m/s trong 36 s vào lúc khởi hành.
a) Lực cần thiết để gây ra gia tốc cho xe là lực nào và có độ lớn bằng bao nhiêu ?
b) Tính tỉ số giữa độ lớn của lực tăng tốc và trọng lượng của xe.
Hướng dẫn trả lời:
a. Lực ma sát nghỉ đã gây ra gia tốc cho ô tô
Fmsn max = ma = \(m{{\Delta v} \over {\Delta t}} = {{800.20} \over {36}} \approx 444N\)
b. \({{{F_{msn\max }}} \over P} = {{ma} \over {mg}} = {a \over g} = {{20} \over {36.9,8}} = 0,056\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 33, 34 bài 14 lực hướng tâm Sách bài tập (SBT) Vật lí 10. Câu 14.1: Hai vệ tinh nhân tạo I và II bay quanh Trái Đất trên quỹ đạo tròn bán kính lần lượt là r và 2r...
Giải bài tập trang 34 bài 14 lực hướng tâm Sách bài tập (SBT) Vật lí 10. Câu 14.5: Một vệ tinh có khối lượng m = 600 kg đang bay trên quỹ đạo tròn quan Trái Đất ở độ cao bằng bán kính Trái Đất....
Giải bài tập trang 35 bài 14 lực hướng tâm Sách bài tập (SBT) Vật lí 10. Câu 14.8: Trong môn quay tạ, một vận động viên quay dây sao cho cả dây và tạ chuyển động gần như tròn đều trong mặt phẳng nằm ngang...
Giải bài tập trang 36 bài 15 bài toán về chuyển động ném ngang Sách bài tập (SBT) Vật lí 10. Câu 15.2: Một viên bi X được ném ngang từ một điểm...