Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn Văn 8 - Kết nối tri thức

Bài 7. Tin yêu và ước vọng

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 40 SGK Ngữ Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2. Tìm từ đồng nghĩa với từ đôi trong câu thơ Anh với tôi đôi người xa lạ. Theo em, có thể thay từ đôi trong câu thơ bằng từ đồng nghĩa nào khác không? Vì sao?

* BIỆN PHÁP TU TỪ

Câu hỏi 1 (trang 40 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2): 

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong các câu thơ sau:

a. Súng bên súng, đầu sát bên đầu

(Chính Hữu, Đồng chí)

b. Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

    Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

(Chính Hữu, Đồng chí)

Lời giải:

Câu

Biện pháp tu từ

Tác dụng

a

Điệp từ: “súng”, “đầu”, “bên”

tạo âm thanh chắc khỏe và nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lý tưởng nhiệm vụ

Hoán dụ: súng, đầu

Súng đại diện cho nhiệm vụ chiến đấu; đầu biểu tượng cho lý tưởng. Nhấn mạnh cơ sở hình thành tình đồng chí đến từ việc chung lý tưởng và nhiệm vụ chiến đấu.

b

Hoán dụ: giếng nước gốc đa

chỉ quê hương làng xóm và những người thân thuộc sống tại quê hương.

Nhân hóa: “nhớ”

Gợi về quê hương và hậu phương của người lính, cũng là nỗi nhớ mà người lính dành cho quê hương. Tình đồng chí là sự cảm thông sâu xa từ những nỗi niềm thầm kín như vậy

* NGHĨA CỦA TỪ NGỮ

Câu hỏi 2 (trang 40 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2): 

Tìm từ đồng nghĩa với từ đôi trong câu thơ Anh với tôi đôi người xa lạ. Theo em, có thể thay từ đôi trong câu thơ bằng từ đồng nghĩa nào khác không? Vì sao?

Lời giải:

- Từ đồng nghĩa: hai

- Tuy nhiên, trong ngữ cảnh cụ thể này, từ hai không thể thay cho từ đôi. Vì ngoài nghĩa chỉ số lượng giống từ hai, từ đôi còn có nghĩa chỉ hai cá thể tương ứng với nhau và làm thành một đơn vị thống nhất về vai trò, chức năng, không thể tách rời. Trong ngữ cảnh câu thơ, từ đôi được dùng để chỉ hai người có sự tương đồng (tương đồng về hoàn cảnh; chung chí hướng, lí tưởng), có chung một nhiệm vụ (chiến đấu giành độc lập cho đất nước).

Câu hỏi 3 (trang 40 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2): 

Quê hương anh nước mặt đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

(Chính Hữu, Đồng chí)

a. Tìm nét chung về nghĩa của các cụm từ in đậm trong hai câu thơ trên.

b. Nét chung về nghĩa của các cụm từ đó có giá trị gì đối với việc thể hiện cảm xúc trong bài thơ?

c. Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi liên tưởng đến thành ngữ nào? Giải nghĩa thành ngữ đó.

Lời giải:

a. Nét chung: cảnh ngộ xuất thân nghèo khó, đất đai nghèo nàn gây khó khăn cho hoạt động canh tác và sản xuất.

b. Giá trị: góp phần thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí là chung cảnh ngộ và xuất thân nghèo khó.

c. Gợi liên tưởng đến thành ngữ Chó ăn đá, gà ăn sỏi, chỉ vùng đất trung du khô cằn, khó canh tác.

Câu hỏi 4 (trang 40 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2): 

Trong các từ xa lạ, tri kỉ, lung lay, từ nào là từ láy? Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy đó trong bài thơ Đồng chí.

Lời giải:

Từ láy: lung lay

Lung lay có nghĩa là lỏng lẻo, rung lắc, nghiêng bên này bên kia, không giữ nguyên thế đứng thẳng. Trong bài thơ Đồng chí, từ lung lay được dùng để miêu tả tình trạng đã cũ, không vững chãi, rung lắc mỗi khi có gió thổi mạnh của gian nhà trống trải, lâu ngày không được tu sửa nơi quê nhà của người lính. Từ đó, nói lên nỗi niềm xót xa thầm kín của người lính khi đi xa, để lại người thân chật vật lo toan cuộc sống vất vả, thiếu thốn nơi quê nhà.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác