* Trước khi đọc
Câu hỏi 1 (trang 117 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2):
Xây dựng mục tiêu đọc sách của cá nhân em hoặc nhóm học tập trước khi thực hiện dự án đọc sách.
Lời giải:
- Mỗi một cuốn sách đều mang một nội dung kiến thức bổ ích.
- Đọc càng nhiều sách sẽ càng tiếp thu được nhiều tri thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Giúp cho tâm hồn trở nên trong sáng, yên bình, qua những khó khăn, thử thách.
Câu hỏi 2 (trang 117 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2):
Lập danh mục sách theo chủ đề và thể loại phù hợp với mục tiêu đọc sách đã xây dựng và lên kế hoạch cụ thể để thực hiện hoạt động đọc sách hiệu quả.
Lời giải:
Có rất nhiều những cuốn sách hay và bổ ích để em có thể bổ xung vào tủ sách của bản thân. Mỗi cuốn sách theo lĩnh vực, thể loại,... đều bổ ích, đáng để đọc. Hãy tìm hiểu và chọn lọc những cuốn phù hợp với mục tiêu mà em đã đề ra trước đó.
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc
1. Theo dõi: Nhan đề, thể loại, hoàn cảnh ra đời của cuốn sách.
Lời giải:
+ Nhan đề “Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể” cho biết thông tin về tên nhân vật Nhóc Ni-cô-la và những điều độc giả chưa biết về nhân vật quen thuộc này.
+ Thể loại: truyện.
+ Hoàn cảnh ra đời: Đã được viết từ rất lâu nhưng nhiều tác phẩm chưa chính thức công bố rộng rãi.
2. Theo dõi: Đề tài và đặc điểm nổi bật về nội dung, nghệ thuật của cuốn sách.
Lời giải:
Tập 3 sẽ viết về những chuyện chưa kể là các câu pha trò mới tinh, các tình huống bất ngờ và nghệ thuật kết hợp ngôn ngữ trẻ thơ với nét vẽ đầy thi vị vui nhộn.
3. Theo dõi: Những điểm đáng chú ý về tác giả và giá trị độc đáo của cuốn sách.
Lời giải:
Nhấn mạnh rằng sự độc đáo của cuốn sách là thành quả sinh ra từ hai nhà sáng tạo Gô-xi-nhi và Xăng-pê.
4. Theo dõi: Cách thu hút sự chú ý và khích lệ người đọc tìm hiểu cuốn sách.
Lời giải:
Khiến người đọc cảm thấy tò mò và thôi thúc muốn cầm trên tay cuốn sách để khám phá những cuộc phiêu lưu diệu kỳ của nhóc Ni-cô-la.
* Sau khi đọc
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc
Câu hỏi 1 (trang 119 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2):
Có điều gì đáng lưu ý về mối quan hệ giữa nhan đề, hoàn cảnh ra đời và sức hấp dẫn của cuốn sách trong lời giới thiệu của người viết?
Lời giải:
→ Cách đặt vấn đề của lời giới thiệu cuốn sách như vậy rất thành công: vừa làm nổi bật được điểm độc đáo, mới lạ của cuốn sách, vừa kết nối với những hiểu biết của độc giả về nhân vật chính trong cuốn sách.
Câu hỏi 2 (trang 119 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2):
Theo lời giới thiệu, đề tài và đặc điểm nội dung, nghệ thuật của cuốn sách có gì đặc biệt?
Lời giải:
- Đề tài của cuốn sách quen thuộc nhưng câu chuyện lại có tính mới mẻ, không hề nhàm chán: “Một lần nữa, các tác giả lại khiến ta ngạc nhiên khi dẫn dắt nhân vật của họ đến những tình huống chẳng ai ngờ tới”.
- Nội dung của cuốn sách bao gồm cả phần truyện và tranh được giới thiệu là một thế giới “đầy chất hiện thực”, đồng thời cũng là một “thế giới kì diệu nơi con trẻ nhìn các bậc phụ huynh bằng con mắt tỉnh táo, châm biếm nhưng vẫn trìu mến và nơi ấy người lớn, về phần mình giải quyết một cách non nớt những vấn để cứ như là thực”. Cách giới thiệu này rất giản dị nhưng lại tạo được sức hút, gợi trí tò mò.
Câu hỏi 3 (trang 119 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2):
Người giới thiệu nhấn mạnh điều gì về mối quan hệ đặc biệt giữa các tác giả và sự độc đáo của cuốn sách?
Lời giải:
- Mối quan hệ, tình bạn đặc biệt giữa nhà văn và hoạ sĩ minh hoạ cho cuốn sách: “Khi mà những kỉ niệm thơ ấu của hai nhà kịch nghệ nổi tiếng ấy chính là khởi nguồn cho sự sáng tạo này?”: Nhà văn và hoạ sĩ minh hoạ là những người bạn tri âm tri kỉ, thấu hiểu nhau.
- Cuốn sách được giới thiệu không chỉ có phần truyện độc đáo và hấp dẫn mà còn có phần minh hoạ chắc hẳn cũng rất thú vị. Đó chính là một cách gợi mở với độc giả thêm một điểm khác biệt quan trọng của cuốn sách.
Câu hỏi 4 (trang 119 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2):
Cách thu hút và khích lệ người đọc tìm hiểu cuốn sách trong lời giới thiệu có điểm gì đáng chú ý?
Lời giải:
Cách trình bày của người viết lời giới thiệu khiến độc giả cảm nhận rằng những chuyện chưa kể về Nhóc Ni-cô-la dường như không bao giờ hết. Sức hấp dẫn của cuốn sách như một cuộc phiêu lưu không giới hạn hoặc mỗi lần xuất hiện của nhân vật như một lần bước ra sân khấu – luôn chứa đựng bất ngờ.
* Viết kết nối với đọc
Câu hỏi 1 (trang 119 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2):
Tìm đọc một cuốn sách có liên quan đến một chủ đề hoặc thuộc một thể loại trong bài học của Ngữ văn 8 và viết lời giới thiệu cuốn sách đó (khoảng 8 – 10 câu).
Lời giải:
Bài mẫu 1:
Cuốn sách “Tuổi thơ dữ dội” kể về cuộc đời chiến đấu hoàn toàn có thật của những chiến sĩ thuộc tổ trinh sát Trung Đoàn Trần Cao Vân, những chú bé chỉ mới trạc 13, 14 tuổi đời. Sách được chia làm 8 phần, mỗi phần lại là một câu chuyện, kể về những người lính nhỏ tuổi khác nhau. Với tôi “Tuổi thơ dữ dội” là ước mơ, là bản thiên anh hùng ca và là khúc bi tráng của lớp trẻ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập. Những cái tên như Lượm, Mừng, Quỳnh … những nhân vật thật đã đi vào lịch sử trở nên quen thuộc và gần gũi hơn bao giờ hết. Chiến tranh khi nào cũng vậy, bi thương, đầy máu và nước mắt nhưng đôi lúc, dựa theo những dòng văn cảm xúc dạt dào, đầy hồn nhiên và giản dị như chính các bạn thiếu niên trong truyện, người đọc lại khẽ bật cười, khúc khích với những câu nói đùa vô tư, những cách suy nghĩ trẻ con vui đến lạ mà tác giả đã khéo léo đưa vào câu chuyện. Cười thì cười thật đấy nhưng chính chúng ta vẫn cảm thấy nhói đau, cay cay khóe mắt vì ẩn sâu bên trong những mẩu chuyện ngộ nghĩnh ấy, lại là sự thật bi thương đến đau lòng.
Bài mẫu 2:
(1) Ở chương trình Ngữ văn 8, em được học về nhiều thể loại văn học, trong đó truyện ngắn là thể loại em yêu thích nhất và “Gió lạnh đầu mùa” của nhà văn Thạch Lam chính là một cuốn sách gồm các tác phẩm thuộc thể loại đó. (2) Tác giả Thạch Lam đã khéo léo miêu tả những đặc điểm thiên nhiên đặc trưng của vùng Bắc Bộ vào ngày gió mùa đầu tiên trong năm, khiến người đọc như cảm giác được những cơn gió lạnh lẽo rít qua tâm trí mình. (3) Trong bối cảnh đó, những đứa trẻ nhỏ dại với trái tim ấm áp đã xuất hiện, đó chính là chị em Sơn. (4) Tuy là hai đứa trẻ của gia đình giàu có, nhưng chúng vẫn chơi thân với cái Hiên - một đứa trẻ nhà nghèo mà không có sự phân biệt nào cả. (5) Khi thấy Hiên co ro trong tấm áo cũ rách bươm trước gió mùa, Sơn và chị đã rủ nhau lấy áo bông cho Hiên mặc. (6) Hành động ấy đã khắc họa rõ nét hai trái tim trong sáng và ấm áp của hai đứa trẻ ngây thơ. (7) Cuối câu chuyện, mẹ của Hiên đã mang áo đến trả cho mẹ của Sơn và được mẹ Sơn cho vay tiền về may áo ấm cho con. (8) Hành động của mẹ Sơn vừa ấm áp, lại tế nhị, giúp mẹ con Hiên vừa được giúp đỡ lại không bị khó xử. (9) Cả tác phẩm Gió lạnh đầu mùa là một áng văn ấm áp tình người, giúp sưởi ấm trái tim người đọc và thật sự xứng đáng là một truyện ngắn tâm đắc cho mọi tủ sách.
Giaibaitap.me
Soạn bài Đọc như một cuộc thám hiểm trang 120 SGK Ngữ Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2. Nhan đề của cuốn sách có gì đáng chú ý? Chỉ ra mối quan hệ giữa nhan đề với một số yếu tố trong tác phẩm (thể loại, đề tài, nhân vật,…)
Soạn bài Đọc để đồng hành và chia sẻ trang 120, 121, 122 SGK Ngữ Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2. Chọn một tác phẩm của tác giả mà em đã biết và mong muốn tiếp tục tìm hiểu, khám phá. Đọc, cảm nhận về tác phẩm và trả lời những câu hỏi sau:
Soạn bài Thách thức thứ hai: Kết nối cộng đồng người đọc trang 122, 123, 124, 125, 126 SGK Ngữ Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2. Viết bài thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích. Viết một nhan đề và sáng tạo một tác phẩm mới (thơ, truyện,…)
Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách trang 127 SGK Ngữ Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2. Sau khi thực hiện vai trò một người đọc thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ với tác giả, một người viết kiên nhẫn và sáng tạo, em hãy làm một diễn giả có khả năng thuyết phục cao để giới thiệu về cuốn sách yêu thích hoặc trình bày tác phẩm của mình. Hãy đem đến ngày hội với sách những bài viết, tác phẩm của em.