* Trước khi đọc
Câu hỏi 1 (trang 7 sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2):
Tìm đọc thông tin về cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhà Lý và trận chiến dọc phòng tuyến sông Như Nguyệt dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt (năm 1077).
Lời giải:
- (1077), trận Như Nguyệt là một trận đánh lớn diễn ra ở một khúc sông Như Nguyệt (hay sông Cầu)
- Là trận đánh có tính quyết định của cuộc Chiến tranh Tống-Việt (1075-1077), và là trận đánh cuối cùng của nhà Tống trên đất Đại Việt.
- Trận chiến kết thúc bằng chiến thắng của quân đội Đại Việt và thiệt hại nhân mạng lớn của quân Tống
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Em hiểu thế nào là “thiên thư”?
Lời giải:
- Thiên - trời, thư - sách
=> Thiên thư = sách trời.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Nam quốc sơn hà được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam, khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trước mọi kẻ thù.
Câu 1 (trang 8 sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2)
Xác định bố cục của bài thơ.
Lời giải:
Bố cục của bài thơ có thể được xác định theo hai cách |
|
Cách 1 |
- Khai (câu 1): giới thiệu vấn đề chủ quyền với giọng điệu rõ ràng, cương quyết. - Thừa (câu 2): bổ sung ý đã nhắc đến ở câu 1 và giữ mạch cảm xúc. - Chuyển (câu 3): chuyển ý sang vấn đề xâm lược lãnh thổ của quân giặc. - Hợp (câu 4): khẳng định kết cục không tốt đẹp của quân giặc khi xâm lược lãnh thổ nước Nam. |
Cách 2 |
- Câu 1 – 2: giới thiệu vấn đề chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước. - Câu 3 – 4: cảnh cáo việc quân giặc sang xâm lược và khẳng định kết cục không tốt đẹp của quân giặc khi xâm lược lãnh thổ nước Nam. |
Câu 2 (trang 8 sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2)
Theo em, bài thơ đã tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt luật Đường như thế nào?
Lời giải:
- Số câu, số chữ: 4 câu, 7 chữ/câu
- Luật: luật trắc vần bằng
- Niêm: câu 1 niêm với câu 4; câu 2 niêm với câu 3.
- Vần: hiệp 1 vần (cư - thư - hư)
- Đối: không cụ thể
Câu 3 (trang 8 sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2)
Qua hai câu đầu, tác giả muốn khẳng định điều gì? Từ đó, cho biết:
a. Tác dụng của cách dùng từ, ngắt nhịp trong câu: Nam quốc sơn hà Nam đế cư.
b. Tác dụng của việc nói đến “thiên thư” (sách trời) trong câu thơ thứ hai.
Lời giải:
Hai câu đầu giới thiệu vấn đề chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước.
a. Cách ngắt theo nhịp 4/3 hoặc 2/2/3, tạo âm điệu chậm rãi, trang nghiêm.
b. Tác dụng: cho thấy “tính pháp lí” của chủ quyền chủ quyền đã được ghi rõ, quy định rõ bằng văn bản của “nhà trời”.
Câu 4 (trang 8 sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2)
Ở hai câu cuối, tác giả nói về điều gì, nói với ai và bằng thái độ, tình cảm như thế nào?
Lời giải:
Tinh thần tự tôn dân tộc và thái độ kiên quyết, mạnh mẽ
Câu 5 (trang 9 sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2)
Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Lời giải:
- Chủ đề: khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí, quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ xâm lược.
- Cảm hứng chủ đạo: tình cảm yêu nước mãnh liệt, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc và ý thức về chủ quyền của dân tộc.
Câu 6 (trang 9 sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2)
Nam quốc sơn hà thường được xem là một “bản tuyên ngôn độc lập” bằng thơ trong văn học Việt Nam và còn được gọi là bài thơ “Thần”. Hãy phát biểu ý kiến của em về điều này.
Lời giải:
Bài thơ đã cho thấy niềm tự hào và tự tôn dân tộc đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bảo vệ đất nước từ ngàn đời nay.
Câu 7 (trang 9 sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2)
Nêu một số dẫn chứng lấy từ lịch sử hoặc từ văn chương cho thấy tinh thần và ý chỉ về độc lập chủ quyền đã trở thành một truyền thống vẻ vang của dân tộc.
Lời giải:
- Dẫn chứng lịch sử: Nhân dân ta đã trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kì là kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mĩ đầy hào hùng và luôn chiến thắng, đánh đuổi kẻ thù, giành độc lập, tự do.
- Dẫn chứng văn chương: trích Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh.
+ Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập !
Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
Giaibaitap.me
Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác trang 42 SGK Ngữ Văn 8 - Chân trời sáng tạo tập 2. Nghe và tóm tắt bài thuyết trình về một tác phẩm văn học do người khác trình bày trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ đọc sách.
Soạn bài Bồng chanh đỏ trang 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 SGK Ngữ Văn 8 - Chân trời sáng tạo tập 2. Lời nhắn nhủ của chú bé Hoài dành cho vợ chồng bồng chanh đỏ ở cuối truyện gợi cho em suy nghĩ gì về cách ứng xử của con người với loài vật? Viết khoảng năm câu để trả lời câu hỏi này.
Soạn bài Bố của Xi-mông trang 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31 SGK Ngữ Văn 8 - Chân trời sáng tạo tập 2. Cách nhìn của tác giả về chị Blăng-sốt và Xi-mông có gì khác biệt với cách nhìn của người dân trong vùng? Cách nhìn ấy gợi cho em suy nghĩ gì về lòng thương yêu con người?
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 32, 33 SGK Ngữ Văn 8 - Chân trời sáng tạo tập 2. Khi viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học, chúng ta có thể sử dụng các biệt ngữ xã hội không? Vì sao?