Câu 1 (trang 113 sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2)
Đọc lại các bài thơ Bạn đến chơi nhà, Đề đền Sầm Nghi Đống, Tự trào I và hoàn thành bảng sau:
|
Bạn đến chơi nhà |
Đề đền Sầm Nghi Đống |
Tự trào I |
Thủ pháp trào phúng |
|
|
|
Tình cảm, cảm xúc của tác giả |
|
|
|
Chủ đề |
|
|
|
Thông điệp |
|
|
|
Nhận xét chung |
|
Lời giải:
|
Bạn đến chơi nhà |
Đề đền Sầm Nghi Đống |
Tự trào I |
Thủ pháp trào phúng |
Đưa ra cái khó, cái thiếu thốn của bản thân, thiếu cả những thứ cơ bản nhất: miếng trầu. |
Sử dụng từ ngữ tinh tế, sâu cay, thâm thúy, mỉa mai |
Sử dụng từ ngữ, hình ảnh gần gũi, bình dị phơi bày hiện thực xã hội và tự cười chính bản thân mình. |
Tình cảm, cảm xúc của tác giả |
Cảm xúc vui sướng, thắm thiết, quý trọng |
Thể hiện cá tính, tài năng của một nữ sĩ, thái độ coi thường, tự khẳng định tài năng. |
Chuyển biến trong tình cảm khi chứng kiến cuộc sống có nhiều thay đổi, tự cười sự vô công rỗi nghề của chính mình. |
Chủ đề |
Cảm xúc vui sướng khi bạn đến đồng thời văn bản cho ta hiểu rõ hoàn cảnh nhà thơ, tình cảm thắm thiết của nhà thơ với bạn. |
|
|
Thông điệp |
Tôn trọng và quý trọng tình cảm bạn bè. |
Chủ những anh hùng, những người có công mới đáng được tôn thờ và ngưỡng. |
Luôn lạc quan, yêu đời dù trong hoàn cảnh khó khăn, và cuộc sống có nhiều thay đổi. |
Nhận xét chung |
Nghệ thuật trào phúng, tạo ra tiếng cười một cách nhẹ nhàng mà sâu cay, thâm thúy đã góp phần thể hiện cá tính sáng tạo, tiếng nói, quan điểm mỗi cá nhân mỗi tác giả. |
Câu 2 (trang 113 sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2)
Khi tìm hiểu một bài thơ trào phúng, cần chú ý điều gì?
Lời giải:
Khi tìm hiểu một bài thơ trào phúng, cần chú ý:
+ Xác định và phân tích những thủ pháp nghệ thuật trào phúng.
+ Làm rõ tình cảm, cảm xúc của tác giả, chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ.
Câu 3 (trang 113 sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2)
Vì sao khi lựa chọn từ ngữ, ngoài việc quan tâm đến phần ý nghĩa cơ bản, chúng ta cần quan tâm đến sắc thái nghĩa của từ?
Lời giải:
Vì một từ khi đặt vào các hoàn cảnh, đối tượng khắc nhau lại thể hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc khác nhau.
Câu 4 (trang 113 sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2)
Việc dùng các từ ngữ in đậm trong các câu dưới đây có phù hợp không? Vì sao?
a. Ông ấy là một doanh nhân lọc lõi được nhiều người ngưỡng mộ.
b. Bà ấy tuy tuổi đã cao nhưng gương mặt vẫn rất xinh.
Lời giải:
a. Từ “lọc lõi” không phù hợp vì “lọc lõi” có nghĩa là “từng trải và khôn ngoan, có đủ kinh nghiệm, biết đủ mọi mánh khoé” trong khi đối tượng được miêu tả ở đây là một doanh nhân “được nhiều người ngưỡng mộ”.
b. Từ “xinh” không phù hợp vì “xinh” có nghĩa là “có hình dáng và những đường nét rất dễ coi, ưa nhìn (thường dùng để nói về trẻ em, phụ nữ trẻ)” trong khi đối tượng được miêu tả ở đây là người phụ nữ lớn tuổi.
Câu 5 (trang 113 sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2)
Khi viết bài văn phân tích một bài thơ, chúng ta cần đảm bảo những yêu cầu nào?
Lời giải:
Cần đảm bảo những yêu cầu:
- Cuộc đời tác giả.
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Thể thơ
- Hình ảnh thơ
- Chi tiết thơ
- Giọng điệu
- Vần (nhịp) thơ.
- Ngôn ngữ thơ
- Bố cục
Câu 6 (trang 113 sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2)
Để việc thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống diễn ra hiệu quả, chúng ta cần lưu ý những gì (trước, trong và sau khi thảo luận)?
Lời giải:
Để việc thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống diễn ra hiệu quả, chúng ta cần lưu ý:
- Trước khi thảo luận:
+ Xác định rõ vấn đề cần thảo luận.
+ Chuẩn bị những tài liệu cần thiết phục vụ buổi thảo luận.
- Trong khi thảo luận:
+ Bao quát được diễn biến của cuộc thảo luận.
+ Thể hiện được thái độ tán thành hay phản đối trước những ý kiến đã phát biểu.
+ Nêu được quan điểm, nhận định của bản thân về vấn đề.
+ Tôn trọng người đối thoại để cùng tìm tiếng nói chung về vấn đề.
- Sau khi thảo luận: Rút ra ý nghĩa, thông điệp, cảm nghĩ về vấn đề đời sống.
Câu 7 (trang 113 sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2)
Việc dùng tiếng cười để tự phê bình bản thân và phê bình người khác có tác dụng gì?
Lời giải:
Việc dùng tiếng cười để tự phê bình bản thân và phê bình người khác có tác dụng đưa tới cách nhìn đa dạng và thông điệp, dụng ý tác giả muốn truyền tải và nhắc tới.
Giaibaitap.me
Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2: Đọc trang 114, 115 SGK Ngữ Văn 8 - Chân trời sáng tạo tập 2. Giữa truyện cười và thơ trào phúng có điểm gì tương đồng và khác biệt? Em hãy trả lời dựa vào bảng sau:
Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2: Tiếng Việt trang 115, 116 SGK Ngữ Văn 8 - Chân trời sáng tạo tập 2. Xác định biện pháp tu từ đảo ngữ trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp này:
Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2: Viết trang 116, 117 SGK Ngữ Văn 8 - Chân trời sáng tạo tập 2. Đối với các kiểu bài viết của học kì II, có thể sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ như thế nào để bài văn thêm sinh động, hấp dẫn?
Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2: Nói và nghe trang 117 SGK Ngữ Văn 8 - Chân trời sáng tạo tập 2. Phương pháp ghi chép hiệu quả: sơ đồ tư duy - là phương pháp dùng hình ảnh sinh động, từ ngữ ngắn gọn giúp con người tiếp cận thông tin nhanh hơn, ghi nhớ lâu hơn.