* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Bài thơ thể hiện sự cảm phục sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, con người trên đảo.Đảo Sơn Ca – 1 đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa.
Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2)
Chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ này.
Lời giải:
- Tác giả đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên và con người Đảo Sơn Ca bình dị, gần gũi, thanh bình.
- Từ những điều mộc mạc, giản dị mà tác giả đã giúp chúng ta liên tưởng đến khung cảnh tuyệt đẹp của đảo Sơn Ca.
Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2)
Chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ đặc sắc trong hai câu thơ: Chim líu lo rót mật trước hiên nhà và Mái chùa cong veo chiều cổ tích. Những hình ảnh, từ ngữ này gợi ra ý nghĩa gì?
Lời giải:
- Những hình ảnh, từ ngữ đặc sắc:
+ Từ tượng thanh: mái chùa cong veo, chiều cổ tích, líu lo.
+ Động từ chỉ hành động: rót.
+ Hình ảnh ẩn dụ, chuyển đổi giác quan từ thính giác sang vị giác: mật ngọt.
- Ý nghĩa gợi ra từ những hình ảnh, từ ngữ đặc sắc này là: gợi tả một không gian bình yên, đẹp như trong truyện cổ tích.
Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2)
Liệt kê hình ảnh gợi tả đảo Sơn Ca theo hai nhóm:
- Nhóm hình ảnh miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên (cảnh vật, màu sắc, âm thanh, mùi vị,…)
- Nhóm hình ảnh miêu tả cuộc sống sinh hoạt của con người trên đảo.
Tác giả thể hiện tình cảm, cảm xúc gì qua những hình ảnh trên?
Lời giải:
- Nhóm hình ảnh miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên: quả bàng vuông, hoa giấy, chim hót, mái chùa, chim làm tổ.
- Nhóm hình ảnh miêu tả cuộc sống sinh hoạt của con người trên đảo: tiếng cầu kinh, anh lính đứng canh gác.
=> Tác giả đã thể hiện tình cảm, cảm xúc yêu mến cảnh sắc thiên nhiên đồng thời gửi gắm tình cảm yêu quý con người nơi đây.
Câu 4 (trang 32 sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2)
Nêu chủ đề của bài thơ.
Lời giải:
Chủ đề của bài thơ là: Sự cảm phục sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, con người trên đảo.
Giaibaitap.me
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 32, 33 SGK Ngữ Văn 8 - Chân trời sáng tạo tập 2. Khi viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học, chúng ta có thể sử dụng các biệt ngữ xã hội không? Vì sao?
Soạn bài Cây sồi mùa đông trang 36 SGK Ngữ Văn 8 - Chân trời sáng tạo tập 2. Nêu một số chi tiết tiêu biểu thể hiện tình cảm mà cậu bé Xa-vu-skin đã dành cho cây sồi và loài vật trong khu rừng. Điều này góp phần thể hiện nét tính cách gì của nhân vật?
Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học trang 39 SGK Ngữ Văn 8 - Chân trời sáng tạo tập 2. Phần thân bài có mấy luận điểm? Người viết đã sử dụng những lí lẽ, bằng chứng nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó?
Soạn bài Ôn tập trang 43 SGK Ngữ Văn 8 - Chân trời sáng tạo tập 2. Em thích nhất truyện nào trong ba truyện Bồng chanh đỏ, Bố của Xi-mông, Cây sồi mùa đông? Vì sao?