* Trước khi đọc
Câu hỏi 1 (trang 25 sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2):
Sự yêu thương, cảm thông giữa người với người có ý nghĩa như thế nào?
Lời giải:
Ý nghĩa: Giúp cuộc sống trở nên tích cực, vui vẻ, gần gũi, chia sẻ cho nhau niềm vui và cả nỗi buồn trong cuộc sống.
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Suy luận: Lời đề nghị của Xi-mông với bác công nhân thể hiện khao khát gì của em?
Lời giải:
Lời đề nghị của Xi-mông với bác công nhân thể hiện khao khát có cha và được cha yêu thương, bảo vệ, có một gia đình trọn vẹn.
2. Suy luận: Vì sao bác Phi-líp đề nghị mẹ Xi-mông làm vợ của mình?
Lời giải:
Vì xuất phát từ tình yêu thương của bác với Xi-mông.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Cậu bé Xi-mông không có bố và bị bạn bè bắt nạt và xa lánh. Xi-mông đau khổ đến mức muốn nhảy sông cho chết đuối. Sau đó, cậu bé gặp được bác công nhân Phi-líp đến bắt chuyện đưa em về nhà và nhận lời làm bố em.
Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2)
Xác định đề tài của truyện Bố của Xi-mông.
Lời giải:
- Đề tài: viết về những đứa trẻ không có bố, bất hạnh, đáng thương.
Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2)
Trong truyện, chi tiết bác Phi-líp nhận lời làm bố của Xi-mông được kể mấy lần? So sánh các lần kể ấy theo bảng dưới đây và nêu tác dụng của việc lặp lại chi tiết này.
Yếu tố so sánh |
Lần đầu |
(Những) lần khác |
Bối cảnh |
|
|
Người đưa ra đề nghị |
|
|
Câu nói của bác Phi-líp khi nhận lời |
|
|
Phản ứng của chị Blăng-sốt |
|
|
Câu thông báo của Xi-mông với các bạn học |
|
|
Phản ứng của các bạn học |
|
|
Lời giải:
Yếu tố so sánh |
Lần đầu |
(Những) lần khác |
Bối cảnh |
Ở nhà Xi-mông, sau khi em có ý định ra bờ sông tự vẫn, được bác Phi-líp dắt về nhà. |
Ở nhà Xi-mông, ba tháng sau khi em nhận bác Phi-líp làm bố. |
Người đưa ra đề nghị |
Xi-mông |
Bác Phi-líp |
Câu nói của bác Phi-líp khi nhận lời |
“Có chứ, bác muốn chứ.” |
“Nói với các bạn học của con rằng bố con là Phi-líp Rê-mi, bác thợ rèn, và bố sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt con.” |
Phản ứng của chị Blăng-sốt |
Đau đớn, tủi hổ, lặng ngắt và quằn quại, dựa vào tường, hai tay ôm ngực. |
Thẹn thùng, im lặng nhưng vẫn đáp lại nụ hôn của bác. |
Câu thông báo của Xi-mông với bạn học |
“Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp.” |
“Bố tớ là Phi-líp, bác thợ rèn, và bố tớ hứa sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt tớ.” |
Phản ứng của các bạn lớp Xi-mông |
Tiếp tục cười nhạo Xi-mông |
Công nhận bác Phi-líp là một ông bố khiến cho con mình rất tự hào. |
- Tác dụng của việc lặp lại chi tiết này:
+ Thể hiện sự tốt bụng, giàu lòng yêu thương và khao khát hạnh phúc gia đình của bác Phi-líp.
+ Thể hiện ước mong hạnh phúc, được tôn trọng, yêu thương của những người phụ nữ lỡ lầm như chị Blăng-sốt.
Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2)
Cách nhìn của tác giả về chị Blăng-sốt và Xi-mông có gì khác biệt với cách nhìn của người dân trong vùng? Cách nhìn ấy gợi cho em suy nghĩ gì về lòng thương yêu con người?
Lời giải:
- Trong khi người dân trong vùng khinh bỉ, coi thường thì tác giả dành cho hai mẹ con họ cái nhìn thương cảm.
- Thương người chính là thương những hoàn cảnh khó khăn của con người, bởi mỗi người đều có nỗi khổ riêng, mỗi người đều có câu chuyện riêng.
Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2)
Em có đồng tình với lời hứa của bác Phi-líp “sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt” Xi-mông hay không? Vì sao?
Lời giải:
Em đồng tình với lời hứa của bác Phi-líp với Xi-mông vì:
- Lời hứa của bác Phi-líp giúp cho những đứa trẻ bị bắt nạt như Xi-mông trở nên tự tin, can đảm.
- Lời hứa thể hiện sự quan tâm, thái độ bảo vệ con của một ông bố.
- Lời hứa chỉ là một dự định, không chắc bác Phi-líp sẽ thực hiện như thế.
Câu 5 (trang 30 sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2)
Xác định chủ đề của truyện và nêu một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề đó.
Lời giải:
- Chủ đề: tình yêu thương con người.
- Căn cứ: bác Xi-mông đã ngăn cản ý định tự tử của Xi-mông, đưa em về nhà với mẹ và đồng ý nhận lời làm bố em.
Câu 6 (trang 30 sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2)
Thông qua câu chuyện tìm bố cho chú bé Xi-mông, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?
Lời giải:
- Thông điệp: Ai cũng có thể mắc sai lầm, cần cảm thông, thấu hiểu với những sai lầm đó để xã hội tốt đẹp hơn.
Câu 7 (trang 31 sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2)
Thảo luận trong nhóm, đề xuất một vài biện pháp để tăng sự gắn kết, sẻ chia và tình yêu thương giữa các bạn trong lớp.
Lời giải:
- Khi xảy ra xung đột, cần bĩnh tĩnh suy xét
- Không tự cao, tự tin thái quá, cần có tính đồng đội
- Nên tổ chức những buổi sinh hoạt lớp, chia sẻ tình yêu thương giữa các thành viên trong lớp
- Khi xảy ra xích mích, cần tạm gác “cái tôi” sang một bên.
- Cần chủ động lắng nghe, không thiên vị.
- Trong các giờ học, hoạt động nên để nhiều thành viên cùng tham gia và sau mỗi hoạt động nên họp nhóm để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng và tránh các hiểu lầm mỗi hoạt động đó.
Giaibaitap.me
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 32, 33 SGK Ngữ Văn 8 - Chân trời sáng tạo tập 2. Khi viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học, chúng ta có thể sử dụng các biệt ngữ xã hội không? Vì sao?
Soạn bài Đảo Sơn Ca trang 32 SGK Ngữ Văn 8 - Chân trời sáng tạo tập 2. Chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ đặc sắc trong hai câu thơ: Chim líu lo rót mật trước hiên nhà và Mái chùa cong veo chiều cổ tích. Những hình ảnh, từ ngữ này gợi ra ý nghĩa gì?
Soạn bài Cây sồi mùa đông trang 36 SGK Ngữ Văn 8 - Chân trời sáng tạo tập 2. Nêu một số chi tiết tiêu biểu thể hiện tình cảm mà cậu bé Xa-vu-skin đã dành cho cây sồi và loài vật trong khu rừng. Điều này góp phần thể hiện nét tính cách gì của nhân vật?
Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học trang 39 SGK Ngữ Văn 8 - Chân trời sáng tạo tập 2. Phần thân bài có mấy luận điểm? Người viết đã sử dụng những lí lẽ, bằng chứng nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó?