* Trước khi đọc
Câu hỏi 1 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2):
Sách văn học hấp dẫn đối với nhiều người, trong đó có thể có em. Điều gì đã tạo nên sức cuốn hút ấy?
Lời giải:
- Những từ ngữ được trau chuốt kỹ càng
- Ý nghĩa ẩn dụ phía sau câu từ
- Những bài học nhân sinh rút ra từ tác phẩm.
Câu hỏi 2 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2):
Có những tác phẩm văn học cần được đọc đi đọc lại nhiều lần. Theo em, thực tế đó nói lên điều gì?
Lời giải:
Điều này cho thấy ý nghĩa của tác phẩm văn học không phải là cái hiển nhiên, có tính cố định, mà là kết quả của một quá trình cảm thụ, suy ngẫm, khám phá.
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc
1. Theo dõi: Cách dẫn dắt vấn đề của tác giả.
Lời giải:
- Cách dẫn dắt vấn đề cho rằng ý nghĩa của văn học là tiềm ẩn và khó nắm bắt.
2. Tác giả quan niệm đọc văn là gì?
Lời giải:
Là thông qua văn bản văn học mà đọc hiểu được thế giới, đi tìm ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa cuộc đời.
3. Các cách diễn đạt “vì thế”, “mới thực sự là”, “vậy nên”, “thực tế cho thấy” có tác dụng gì?
Lời giải:
- nhấn mạnh các lập luận, ý kiến và quan điểm để đưa ra kết luận với người đọc.
4. Theo tác giả, đọc văn là cuộc chơi. Phải chăng đã tham gia chơi thì phải tôn trọng luật của nó?
Lời giải:
- Đã tham gia chơi thì phải tôn trọng luật của nó
- Mặt khác, người đọc cũng có quyền liên tưởng và lý giải, miễn sao không phương hại đến tính toàn vẹn của tác phẩm.
5. Chú ý: Cách lí giải của tác giả về sự hóa thân của người đọc trong quá trình đọc văn bản.
Lời giải:
- Đặt ra vấn đề rồi giải đáp, nhấn mạnh ý bằng cách sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ. Bên cạnh câu trần thuật, tác giả còn sử dụng câu hỏi và câu cảm thán.
6. Cách nêu bằng chứng trong văn bản này có gì khác với văn bản “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”
Lời giải:
- Văn bản “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”, dẫn chứng được liệt kê dày đặc hơn, xuyên suốt các đoạn văn trong văn bản.
- Văn bản này, số lượng dẫn chứng ít hơn và phân bổ tập trung hơn.
* Sau khi đọc
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc
Câu hỏi 1 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2):
Luận đề của văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa là gì?
Lời giải:
Bàn về bản chất và ý nghĩa của việc đọc văn.
Câu hỏi 2 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2):
Em hãy chỉ ra các luận điểm trong văn bản. Các luận điểm đó có tác dụng làm rõ những khía cạnh nào của luận đề?
Lời giải:
- Văn học có một đặc điểm quan trọng là mang ý nghĩa tiềm ẩn.
- Có nhiều phương pháp khác nhau để nắm bắt ý nghĩa văn bản.
- Ý nghĩa của văn bản có mối liên hệ mật thiết với cuộc đời.
- Thưởng thức văn học cũng cần tuân theo quy luật để không làm phương hại tới tính toàn vẹn của tác phẩm.
- Tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kỳ.
- Đọc văn là nền tảng của học văn.
=> Tác dụng: làm rõ tầm quan trọng, ý nghĩa, cũng như các khía cạnh khác nhau.
Câu hỏi 3 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2):
Tác giả cho rằng ý nghĩa của tác phẩm văn học thường không cố định. Câu văn nào trong văn bản giúp em hiểu rõ về vấn đề này?
Lời giải:
Câu văn: “Lí thuyết đọc ngày nay cho thấy ý nghĩa của văn học không ngừng biến động, lớn lên, tùy vào cách người ta thiết lập mối liên hệ giữa các loại văn bản với nhau”.
Câu hỏi 4 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2):
Trong văn bản, các từ ngữ như chơi trò, trò chơi, ú tim, chơi được lặp lại nhiều lần. Với những từ ngữ đó, tác giả lí giải như thế nào về việc đọc văn?
Lời giải:
Tác giả lí giải việc đọc văn cũng như một trò chơi, khi tham gia vào trò chơi thì cần tuân thủ những luật chơi nhất định.
Câu hỏi 5 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2):
Luận điểm “cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc” ở đoạn (3) đã được tác giả làm sáng tỏ như thế nào? Em hãy bổ sung một số bằng chứng lấy từ trải nghiệm đọc của chính mình.
Lời giải:
- Tác giả đã làm sáng tỏ luận điểm này bằng các lí lẽ sau rất giàu sức thuyết phục, bởi những lí lẽ này được dựa trên cơ sở đặc trưng của văn học, lí thuyết tiếp nhận và thực tế đọc hiểu tác phẩm văn học.
- Bổ sung bằng chứng: câu thơ “Làn ao lóng lánh bóng trăng loe” trong “Thu ẩm” của Nguyễn Khuyến. Mới đọc câu thơ, người đọc có thể chỉ cảm nhận được vẻ đẹp lóng lánh của trăng. Nhưng đọc kĩ, còn có thể phát hiện thêm lớp nghĩa, đó là bóng trăng trong cái nhìn của thi sĩ khi chếnh choáng hơi men, bởi vậy mới có cảm giác bóng trăng nhoè mờ đi, dập dềnh theo sóng nước mặt ao.
Câu hỏi 6 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2):
Trong đoạn (4) có câu: “Thưởng thức văn học cũng có quy luật”. Câu văn đó nhắc nhở em điều gì?
Lời giải:
Khi đọc văn bản cần dựa trên cấu trúc và những quy luật nhất định của “trò chơi”.
Câu hỏi 7 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2):
Đọc đoạn (5) và cho biết vì sao tác giả quan niệm tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì. Giọng văn trong đoạn (5) có gì khác với những đoạn còn lại?
Lời giải:
- Để lí giải nguyên nhân cho rằng tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì, trong đoạn (5), tác giả đề cập đến hiện tượng “sách từ bên ngoài chuyển vào trong nội tâm người đọc, người đọc hoá thân vào nhân vật trong sách”, tác phẩm và người đọc hoà vào nhau, “nhà văn chiếm chỗ trong tâm trí ta, còn ta lại chiếm tác phẩm của họ”, tác phẩm “gần như xoá bỏ ranh giới giữa ta và tác giả”. Sự hoà quyện giữa tác phẩm với người đọc, giữa người đọc với nhà văn khiến cho tác phẩm văn học và đọc văn trở thành một hiện tượng diệu kì.
- Về giọng văn, nếu những đoạn khác chủ yếu thiên về diễn giải, sử dụng kiểu câu trần thuật thì trong đoạn (5), tác giả sử dụng linh hoạt lí lẽ theo nhiều hình thức: đặt ra vấn đề rồi giải đáp, nhấn mạnh ý bằng cách sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ. Bên cạnh câu trần thuật, tác giả còn sử dụng câu hỏi và câu cảm thán.
Câu hỏi 8 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2):
Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa đoạn (5) và đoạn (6). Mối quan hệ đó làm rõ ý nghĩa gì của việc đọc văn?
Lời giải:
- Đoạn 5 và đoạn 6 có mối quan hệ logic và bổ sung cho nhau.
- Mối quan hệ đó làm rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc văn.
* Viết kết nối với đọc
Câu hỏi 1 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2):
Vì sao có thể nói “không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong”? Em hãy viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trả lời câu hỏi đó.
Lời giải:
Bài mẫu 1:
Không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong. Bởi lẽ, ẩn sau mỗi tác phẩm văn học là những bài học đa tầng có mối liên hệ đa dạng với nhiều mặt khác nhau của đời sống. Nó có thể được thể hiện một cách trực tiếp nhưng cũng có thể được thể hiện một cách gián tiếp qua những câu chuyện, lời nói, những câu văn, câu thơ hay từng dấu câu được tác giả sử dụng. Đọc một lần, chúng ta có thể nắm khái quát được nội dung của của tác phẩm nhưng không một ai dám khẳng định mình hiểu sâu, hiểu kỹ từng chi tiết, dụng ý của tác giả ẩn sau những câu văn, câu thơ... Vì vậy mà khi đọc một tác phẩm bất kì nào đó, chúng ta phải đọc nhiều lần, ngẫm nghĩ thật nhiều để cảm nhận được hết cái hay, cái thú vị ẩn sau mỗi tác phẩm. Từ đó, dần hình thành và bồi đắp nhân sinh quan, thế giới quan, hiểu hơn về chính mình và thế giới xung quanh.
Bài mẫu 2:
(1) Có một nhận định rất chính xác về việc tiếp nhận văn học, chính là “Không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong”. (2) Một tác phẩm văn chương chúng ta có thể đọc xong nó trong một lần chỉ về mặt vật lý mà thôi. (3) Bởi bên trong mỗi tác phẩm ấy, lại ẩn chứa những ý nghĩa, giá trị mà ta khó có thể cảm thụ hết trong một lần được. (4) Mỗi lần đọc, chúng ta sẽ hiểu hơn một vài điều, vỡ lẽ ra thêm vài chi tiết và nhận ra thêm nhiều tầng ý nghĩa. (5) Không chỉ vậy, mỗi lần đọc, với cảm xúc, tư duy và cách đặt mình vào tác phẩm khác nhau, ta sẽ lại có một trải nghiệm mới với cuốn sách đó. (6) Chính vì thế, ở ngay lần đọc đầu tiên, thật khó để ta thẩm thấu, đồng điệu hết được với cuốn sách đó. (7) Mà phải chờ thêm những lần sau để có thể chinh phục được thế giới bên trong nó.
Giaibaitap.me
Soạn bài Xe đêm trang 71, 72, 73, 74, 75, 76 SGK Ngữ Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2. An-đéc-xen đã tiên đoán như thế nào về tương lai của các cô gái mới quen? Qua đó, em nhận ra mong ước, tình cảm gì của ông dành cho những cô gái ấy?
Soạn bài Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ trang 89, 90, 91, 92 SGK Ngữ Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2. Hãy nêu tên một sáng tác dân gian có nói đến hiện tượng lũ lụt. Theo em, trong sáng tác đó, lũ lụt đã để lại ấn tượng nổi bật gì?
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 93, 94 SGK Ngữ Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2. Xác định kiểu câu của các câu sau và cho biết căn cứ giúp em xác định như vậy:
Soạn bài Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim "Hành tinh của chúng ta" trang 94, 95, 96, 97, 98 SGK Ngữ Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2. Trong những năm gần đây, khi bàn về môi trường tự nhiên trên Trái Đất, có một số cụm từ hay hình ảnh được các phương tiện truyền thông nhắc đến rất nhiều lần. Theo tìm hiểu của em, đó là những cụm từ hay hình ảnh nào?