Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải sách bài tập Toán 8

CHƯƠNG I. TỨ GIÁC

Giải bài tập trang 90, 91 bài 7 hình bình hành Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1. Câu 88: Cho tam giác ABC. Ở phía ngoài tam giác, vẽ các tam giác vuông cân tại A là ABD, ACE. Vẽ hình bình hành ADIE...

Câu 88 trang 90 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1

Cho tam giác ABC. Ở phía ngoài tam giác, vẽ các tam giác vuông cân tại A là ABD, ACE. Vẽ hình bình hành ADIE. Chứng minh rằng:

a. IA = BC;                                       b. IA ⊥ BC.

Giải:    

                                                             

a. \(\widehat {BAC} + \widehat {BAD} + \widehat {DAE} + \widehat {EAC} = {360^0}\)

    \(\widehat {BAD} = {90^0},\widehat {EAC} = {90^0}(gt)\)

Suy ra: \(\widehat {BAC} + \widehat {DAE} = {180^0}\) (1)

            AE // DI (gt)

⇒ \(\widehat {ADI} + \widehat {DAE} = {180^0}\) (hai góc trong cùng phía) (2)

Từ (1) và (2) suy ra:  

Xét ∆ ABC và ∆ DAI :

AB = AD (gt)

\(\widehat {BAC} = \widehat {ADI}\) (chứng minh trên)

AC = DI (vì cùng bằng AE)

Do đó: ∆ ABC = ∆ DAI (c.g.c) ⇒ IA = BC

b. ∆ ABC = ∆ DAI ( chứng minh trên) \( \Rightarrow {\widehat A_1} = {\widehat B_1}\)  (3)

Gọi giao điểm IA và BC là H.

Ta có: \({\widehat A_1} + \widehat {BAD} + {\widehat A_2} = {180^0}\) (kề bù)

mà \(\widehat {BAD} = {90^0}(gt) \Rightarrow {\widehat A_1} + {\widehat A_2} = {90^0}\) (4)

Từ (3) và (4) suy ra: \({\widehat B_1} = {\widehat A_2} = {90^0}\)

Trong ∆ AHB ta có: \(\widehat {AHB} + \widehat {{B_1}} + {\widehat A_2} = {180^0}\)

Suy ra \(\widehat {AHB} = {90^0} \Rightarrow AH \bot BC\) hay IA ⊥ BC

 


Câu 89 trang 91 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1

Dựng hình bình hành ABCD, biết:                                         

a. AB = 2cm, AD = 3cm, \(\widehat A = {110^0}\)

b. AC = 4cm, BD = 5cm, \(\widehat {BOC} = {50^0}\) (O là giao điểm của hai đường chéo).

Giải:                                                      

Cách dựng:

Dựng ∆ ABD có AB = 2cm, \(\widehat A = {110^0}\), AD = 3cm

-  Dựng tia Bx // AD

-  Dựng tia Dy // AB cắt Bx tại C

Ta có hình bình hành ABCD cần dựng

Chứng minh: AB // CD, AD // BC nên tứ giác ABCD là hình bình hành.

Ta lại có AB = 2cm, \(\widehat A = {110^0}\) , AD = 3cm. Bài toán có một nghiệm hình.

b.

Cách dựng:

-  Dựng ∆ OBC có OC = 2cm, OB = 2,5cm , \(\widehat O = {50^0}\)

-  Trên tia đối tia OC lấy điểm A sao cho OA = OC = 2cm

-  Trên tia đối tia OB lấy điểm D sao cho AD = OB = 2,5cm

Nối AB, BC, CD, AD ta có hình bình hành ABCD cần dựng

Chứng minh: Tứ giác ABCD có OA = OC, OB = OD nên nó là hình bình hành vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

Có AC = 4cm, BD = 5cm, \(\widehat {BOC} = {50^0}\)

Bài toán có một nghiệm hình.

 


Câu 90 trang 91 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1

Cho ba điểm A, B, C trên giấy kẻ ô vuông (h.12). Hãy vẽ điểm thứ tư M sao cho A, B, C, M là bốn đỉnh của một hình bình hành


        

Giải:                                                               

       -            Nếu hình bình hành nhận AC làm đường chéo vì AB là đường chéo hình vuông có cạnh là hai ô vuông nên \(C{M_1}\) là đường chéo hình vuông cạnh 2 ô vuông và A, \({M_1}\)nằm trên nửa mặt phẳng bờ BC ta có hình bình hành \(ABC{M_1}\) .

       -            Nếu hình bình hành nhận BC làm đường chéo, điểm A cách điểm C ba ô vuông , điểm B cách \({M_2}\) là ba ô vuông và C, \({M_2}\)cũng nằm trên nửa mặt phẳng bờ AB ta có hình bình hành \(AB{M_2}C\)

       -            Nếu hình bình hành nhận AB làm đường chéo thì điểm \({M_3}\) cách điểm B ba ô vuông, \({M_3}\)và A nằm trên cũng một nửa mặt phẳng bờ BC ta có hình bình hành \(ACB{M_3}\) .

 


Câu 91 trang 91 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1

Cho tam giác ABC. Dựng đường thẳng song song với BC, cắt cạnh AB ở E, cắt cạnh AC ở F sao cho BE = AF.

Giải:                                                               

Cách dựng:

       -            Dựng đường phân giác AD

       -            Qua D dựng đường thẳng song song AB cắt AC tại F.

       -            Qua F dựng đường thẳng song song với BC cắt AB tại E.

Ta có điểm E, F cần dựng.

Chứng minh: DF // AB

\( \Rightarrow {\widehat A_1} = {\widehat D_1}\) (so le trong)

     \({\widehat A_1} = {\widehat A_2}\) (gt)

Suy ra: \({\widehat D_1} = {\widehat A_2}\)

⇒ ∆ AFD cân tại F

⇒ AF = DF (1)

    DF // AB hay DF // BE

    EF // BC hay EF // ED

Tứ giác BDFE là hình bình hành ⇒ BE = DF (2)

Từ (1) và (2) suy ra: AF = BE

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác