Bài 5. Nêu rõ các nguyên tắc thành lập khẩu phần ăn uống hằng ngày.
Lời giải:
Xây dựng khẩu phần ăn là phải dựa vào nhu cầu của cơ thể của từng loại đối tượng :
- Trẻ đang lớn trong khẩu phần cần nhiều prôtêin.
- Người vừa ốm dậy, để phục hồi sức khoẻ cần được bồi dưỡng thích đáng.
- Phụ nữ đang mang thai không thể thiếu canxi và sắt là những yếu tố tạo xương và máu trong sự phát triển của thai nhi.
- Người lao động nặng, cần bù đắp lại năng lượng đã tiêu hao so với người lao động nhẹ.
- Người lao động trí óc, các nhà khoa học khẩu phần phải khác với những người hoạt động cơ bắp, các nhà thể thao...
Xác định khẩu phần ăn uống phải đảm bảo nguyên tắc :
- Đủ lượng, đủ chất và phù hợp với từng loại đối tượng.
- Đủ lượng để đảm bảo sự bù đắp năng lượng đã tiêu hao, ở trẻ đang lớn phải đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho đồng hoá vượt dị hoá.
- Đồng thời lại phải đảm bảo đủ chất nghĩa là phải đủ các loại chất prôtêin (đạm), lipit (mỡ), gluxit (chất đường bột) cùng các loại vitamin và muối khoáng cần thiết.
Bài 6. Nêu rõ vai trò vitamin đối với đời sống qua một số ví dụ cụ thể.
Lời giải:
Vitamin là những hợp chất hoá học tương đối đơn giản có trong thức ăn, trong rau quả tươi với một lượng rất nhỏ. Tuy không cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng đó là những amin đầu tiên phát hiện trong lịch sử khoa học rất cần cho sự sống nên được đặt tên là vitamin (tên ghép "amin + cần cho sự sống"). Vitamin là một thành phần không thể thiếu được của nhiều loại enzim cần cho chuyển hoáẾ Nếu thiếu trong khẩu phần ăn hằng ngày có thể dẫn đến tình trạng bệnh lí, chẳng hạn thiếu vitamin A gây bệnh quáng gà, thiếu vitamin B gây bệnh phù thũng, thiếu vitamin C gây bệnh chảy máu chân răng (bệnh Scorbut).
Vitamin D là loại vitamin duy nhất được tổng hợp ở da dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. Nó cần cho sự hấp thu canxi và phôtpho của ống tiêu hoá. Thiếu vitamin D cơ thể không hấp thu được canxi, phôtpho sẽ dẫn tới bệnh còi xương.
Vitamin K giúp gan tổng hợp Prothrombin là một trong 13 yếu tố phải có, cần cho quá trình đông máu (chống mất máu). Nếu thiếu sẽ mắc bệnh máu khó đông.
Riêng vitamin B có nhiều loại tạo thành nhóm vitamin B. Trong đó phải kể đến những vitamin phổ biến cần thiết cho cơ thể như B1, B2, B6, B12. Thiếu B12 sẽ gây thiếu máu, nó là một yếu tố cần thiết tham gia vào cấu tạo hồng cầu trong tuỷ xương. Ngày nay nhiều loại vitamin đã được tổng hợp trong công nghệ.
Bài 7. Trình bày vai trò của muối khoáng trong đời sống của động vật và con người.
Lời giải:
Ngoài vitamin, muối khoáng cũng là một thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn hằng ngày. Tỉ lệ muối khoáng trong cơ thể phải đảm bảo ổn định đặc biệt là Na+, K+ để đảm bảo sự cân bằng áp suất thẩm thấu. Các muối kali, natri cần cho hoạt động của mọi tế bào, của sự co cơ, trong quá trình hình thành xung thần kinh và lan truyền xung thần kinh. Các muối canxi và phôtpho là thành phần chính của xương. Ca2+ rất cần cho đông máu, cần cho hoạt động co rút của cơ, đặc biệt là cơ tim. Thiếu Ca2+ dẫn tới hiộn tượng co cứng, hiện tượng chuột rút, có thể gây tử vong trong trường hợp co cứng các cơ hô hấp.
Iôt cần thiết cho tổng hợp hoocmôn tirôxin của tuyến giáp là một hoocmôn có tác dụng quan trọng đối với chuyển hoá nội bào. Thiếu iôt sẽ gây bệnh bướu cổ ảnh hưởng đến sự lớn lên của trẻ, sự phát triển trí tuệ của trẻ, ở người lớn thì trí nhớ giảm sút.
Sắt cũng là thành phần quan trọng cấu tạo nên huyết sắc tố (hêmôglôbin) trong hồng cầu. Thiếu sắt sẽ gây thiếu máu.
Đồng, kẽm, mangan, côban... là những yếu tố vi lượng rất cần cho các hoạt động sinh lí bình thường của cơ thể vì chúng là thành phần cấu tạo của nhiều loại enzim trong cơ thể, cần thiết cho chuyển hoá nội bào.
Bài 8. Hãy giải thích câu ca dao :
Ăn no chớ có chạy đầu,
Đói bụng chớ có tắm lâu mà phiền.
Lời giải:
Ăn no chớ có chạy đầu
Chạy là một hoạt động cần được cung cấp nhiều năng lượng, nhất lại là chạy thi, chạy vượt lên đầu, mà trong lúc vừa ăn no xong lại cần tập trung năng lượng cho hoạt động của cơ quan tiêu hoá. Cơ quan đang hoạt động thì mấu phải dồn tới nhiều, mang 02 và các chất dinh dưỡng (chủ yếu là glucôzơ) tới để ôxi hoá, tạo năng lượng cho cơ quan đó hoạt động.
Đây là lời khuyên để đảm bảo cho sự tiêu hoá được tốt, hợp vệ sinh, đảm bảo sự phân phối máu hợp lí cho các cơ quan đang hoạt động.
Nếu ăn xong chạy ngay thì sẽ bị "đau xóc", nhất là lại chạy nhanh vượt lên đầu thì càng nguy hiểm, ăn vừa xong sẽ bị đầy, khó tiêu vì máu đã dồn vào hoạt động chạy nên hạn chế hoạt động của cơ quan tiêu hoá, các tuyến tiêu hoá giảm tiết, các cơ ở thành ống tiêu hoá hạn chế co bóp để tiêu hoá thức ăn.
- Phân phối máu hợp lí nhất phải là :
Căng da bụng, trùng da mắt.
(Nghĩa là sau khi ăn no, nên nghỉ và ngủ để đảm bảo máu dồn vào hộ tiêu hoá. giúp tiêu hoá tốt).
Đói bụng chớ có tẩm lâu mà phiền.
Đây cũng là lời khuyên trong sử dụng năng lượng hợp lí!
Khi tắm cơ thể sẽ mất nhiệt, cơ thể phải tăng sinh nhiệt để bù đắp lại phần nhiệt mất đi khi tắm, giữ cho thân nhiệt ổn định.
Đây là hiện tượng mất thăng bằng trong chi thu năng lượng, có chi mà không có thu. Năng lượng mất đi không được bù lại, dị hoá vượt đồng hoá là sự bất thường trong hoạt động sinh lí của cơ thể có thể dẫn tới bị cảm lạnh do hạ nhiệt, có thể dẫn tới đột quỵ, tử vong.
Hai câu ca dao trên là những lời khuyên trong vệ sinh ăn uống, trong sinh hoạt hằng ngày, đảm bảo một sự hài hoà trong sinh hoạt, để đảm bảo sức khoẻ lâu dài.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trắc nghiệm trang 62 chương VI trao đổi chất và năng lượng Sách bài tập Sinh học 8. Câu 1: Năng lượng giải phóng trong quá trình dị hoá được sử dụng....
Giải bài tập trắc nghiệm trang 63 chương VI trao đổi chất và năng lượng Sách bài tập (SBT) Sinh học 8. Câu 7: Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể có đặc điểm...
Giải bài tập trắc nghiệm trang 64 chương VI trao đổi chất và năng lượng Sách bài tập (SBT) Sinh học 8. Câu 13: Trao đổi chất khác chuyển hoá vật chất là...
Giải bài tập trắc nghiệm trang 65 chương VI trao đổi chất và năng lượng Sách bài tập (SBT) Sinh học 8. Câu 19: Trao đổi chất là ... (1)... của quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng...