Bài 32.1 Trang 44 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8
Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Chất chiếm oxi của chất khác là chất oxi hoá.
B. Chất nhường oxi cho chất khác là chất khử.
C. Sự tách oxi ra khỏi hợp chất là sự khử.
D. Sự tách oxi ra khỏi hợp chất là sự oxi hoá.
Trả lời
Phương án C
Bài 32.2 Trang 45 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8
Thực hiện các thí nghiệm sau :
(1) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2.
(2) Cho khí CO qua sắt(III) oxit nung nóng.
(3) Đốt cháy Mg trong bình đựng khí CO2.
(4) Đốt cháy Fe trong bình đựng khí Cl2.
(5) Sục khí SO2vào dung dịch NaOH.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là
A. 3. B. 4 C. 5. D. 2.
Trả lời
Phương án A. Đó là các thí nghiệm (2), (3), (4).
Bài 32.3 Trang 45 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8
Cho các sơ đồ phản ứng :
(1) H2 + Fe2O3 —----> Fe + H2O (4) Al + CuO —---------> Cu + Al2O3
(2) CO + Fe2O3 -------- > Fe + CO2 (5) Al + Fe2O3 -----------> Fe + Al2O3
(3) C + H2O —------> CO + H2 (6) C + CO2 —--------> CO
a) Hãy lập các phương trình hoá học của các phản ứng trên.
b) Quá trình nào được gọi là sự khử ? Quá trình nào được gọi là sự oxi hoá ?
c) Trong các phản ứng trên, phản ứng .nào là phản ứng oxi hoá - khử ? Vì sao ? Chất nào là chất khử, chất nào là chất oxi hoá ?
Trả lời
a) \(3{H_2} + F{e_2}{O_3}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow {\rm{ 2}}Fe + {\rm{3}}{H_2}O(1)\)
\(3CO + F{e_2}{O_3}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2Fe + 3C{O_2}(2)\)
\(C + {H_2}O\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow CO + {H_2}(3)\)
\(2Al + 3CuO\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow A{l_2}{O_3} + 3Cu(4)\)
\(2Al + F{e_2}{O_3}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2Fe + A{l_2}{O_3}(5)\)
\(C + C{O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2CO(6)\)
b)
Những phản ứng trên là phản ứng oxi hóa -khử, trong phản ứng xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
Bài 32.4 Trang 45 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8
Cho các loại phản ứng hoá học sau :
Phản ứng hoá hợp ; (2) Phản ứng phân huỷ ; (3) Phản ứng oxi hoá - khử.
Những biến đổi hoá học sau đây thuộc loại phản ứng nào ?
a) Nung nóng canxi cacbonat. ,
b) Sắt tác dụng với lưu huỳnh.
c) Khí CO đi qua chì(II) oxit nung nóng.
Trả lời
a) Nung nóng canxi cacbonat : Thuộc loại phản ứng (2).
b) Sắt tác dụng với lưu huỳnh : Thuộc loại phản ứng (1).
c) Khí CO đi qua chì (II) oxit: Thuộc loại phản ứng (3).
Giaibaitap.me
Giải bài tập Trang 45, 46 bài 32 bài 32 phản ứng oxi hóa - khử Sách bài tập (SBT) Hóa học 8. Câu 32.5: Phản ứng H2 khử sắt(II) oxit thuộc loại phản ứng gì ?...
Giải bài tập Trang 46 bài 32 phản ứng oxi hóa - khử Sách bài tập (SBT) Hóa học 8. Câu 32.9: Người ta dùng khí cacbon oxit để khử đồng (II) oxit....
Giải bài tập Trang 46, 47 bài 33 điều chế hidro - phản ứng thế Sách bài tập (SBT) Hóa học 8. Câu 33.1: Cho các phản ứng hoá học sau ...
Giải bài tập trang 47, 48 bài 33 điều chế hidro - phản ứng thế Sách bài tập (SBT) Hóa học 8. Câu 33.5: Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và magie, các dung dịch axit sunfuric loãng H2SO4 và axit clohiđric HCl...