Bài 24.9 Trang 33 Sách bài tập (SBT) Hóa hóa 8
a) Cần bao nhiêu gam oxi để đốt cháy hoàn toàn 5 mol cacbon ? 5 mol lưu huỳnh ?
b) Trong giờ thực hành thí nghiệm, một em học sinh đốt cháy 3,2 g lưu huỳnh trong 1,12 lít oxi (đktc). Vậy theo em lưu huỳnh cháy hết hay còn dư ?
Giải
a) \(C + {O_2} \to C{O_2}\)
5 mol\( \to \)5 mol
Khối lượng oxi để đốt cháy 5 mol cacbon là : 5x32=160(g).
\(S + {O_2} \to S{O_2}\)
5 mol\( \to \)5 mol
Khối lượng oxi để đốt cháy 5 mol lưu huỳnh là : 5x32=160(g).
b) Số mol lưu huỳnh: \({{3,2} \over {32}} = 0,1(mol)\)
Số mol oxi: \({{1,12} \over {22,4}} = 0,05(mol)\)
\(S + \,\,\,\,\,\,\,{O_2} \to \,\,\,\,\,\,\,S{O_2}\)
1 mol 1mol
0,05mol\( \leftarrow \)o,05mol
Theo phương trình trên ta nhận thấy lưu huỳnh còn dư:
0,1-0,05=0,05(mol)
Bài 24.10 Trang 33 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8
Tính thể tích khí oxi và thể tích không khí (đktc) cần thiết để đốt cháy :
a)1 mol cacbon ; b) 1,5 mol photpho
Cho biết oxi chiếm 20% thể tích không khí.
Giải
a) Phương trình hóa học của phản ứng đốt cháy cacbon:
\(C + \,\,\,\,\,\,\,{O_2} \to \,\,\,\,\,\,\,C{O_2}\)
1 mol \( \to \,\,\) 1mol
Thể tích oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy 1 mol C là: 1x22,4=22,4(lít).
Thể tích không khí (đktc) cần dùng để đốt cháy 1 mol C là:
\({{22,4} \over {20}} \times 100 = 112(l)\)
b) Phương trình hóa học của phản ứng đốt cháy photpho:
\(4P\,\,\,\, + \,\,\,\,\,5{O_2} \to 2{P_2}{O_5}\)
4mol 5mol
1,5mol x mol
\(x = {{5 \times 1,5} \over 4} = 1,875(mol)\)
thể tích oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy 1,5 mol P là:
1,875 x 22,4 =42 (lít)
Thể tích không khí (đktc) cần dùng để đốt cháy 1,5 mol P là:
\({{42} \over {20}} \times 100 = 210(l)\)
Bài 24.11 Trang 34 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8
Tính khối lượng của N/2 nguyên tử oxi, của N/4 phân tử oxi và so sánh hai kết quả này.
Giải
Khối lượng của N nguyên tử oxi bằng 16 g
Suy ra : Khối lượng của N/2 nguyên tử oxi bằng 8 g
Khối lượng của N ph ần tử oxi bằng 32 g.
Suy ra : khối lượng của N/4 phân tử oxi bằng 8 g.
Hai khối lượng này giống nhau.
Bài 24.12 Trang 34 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8
Đốt cháy 1 kg than trong khí oxi, biết trong than có 5% tạp chất không cháy.
a)Tính thể tích oxi (đktc) cần thiết để đốt cháy 1 kg than trên.
b)Tính thể tích khí cacbonic (đktc) sinh ra trong phản ứng.
Giải
Khối lượng than nguyên chất: \({{1000 \times 95} \over {100}} = 950(g)\)
Số mol than nguyên chất :\({{950} \over {12}}mol\)
\(C\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,{O_2} \to \,\,\,\,\,C{O_2}\)
1mol 1mol 1 mol
\({{950} \over {12}}mol\)\( \to \) \({{950} \over {12}}mol\) \( \to \) \({{950} \over {12}}mol\)
a) Thể tích oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy 1 kg than là:
({{950} \over {12}} \times 22,4 = 1773,3(l)\)
b) Thể tích khí \(C{O_2}\) (đktc) sinh ra bằng thể tích khí oxi tham gia là 1773,3 (lít)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 34 bài 24 tính chất của oxi Sách bài tập (SBT) Hóa học 8. Câu 24.13: Người ta dùng đèn xì oxi-axetilen để hàn và cắt kim loại...
Giải bài tập trang 34 bài 24 tính chất của oxi Sách bài tập (SBT) Hóa học 8. Câu 24.16: Cho 3,36 lít oxi (ở đktc) phản ứng hoàn toàn với một kim loại hoá trị III thu được 10,2 g oxit. Xác định tên kim loại...
Giải bài tập trang 34, 35 bài 25 sự oxi hóa - phản ứng hóa hợp - ứng dụng oxi hóa Sách bài tập (SBT) Hóa học 8. Câu 25.1: Trong các công thức hoá học sau, công thức nào là công thức của oxit...
Giải bài tập trang 35 bài 25 sự oxi hóa - phản ứng hóa hợp - ứng dụng oxi hóa Sách bài tập (SBT) Hóa học 8. Câu 25.5: Phải trộn hỗn hợp C2H2 và O2 với tí lệ nào về thể tích thì phản ứng cháy sẽ tạo ra nhiệt độ cao nhất ? Phản ứng này được ứng dụng để làm gì ?...