Bài 25.1 Trang 34 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8
Trong các công thức hoá học sau, công thức nào là công thức của oxit: SO2, CH4O, CO2, NaOH, P2O5, Fe3O4, Al2O3 ?
Giải
Công thức của oxit là : SO2, SO2, P2O5, Fe3O4, Al2O3.
Bài 25.2 Trang 35 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8
Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào là phản ứng hóa hợp:
a) \(4Al + 3{O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2A{l_2}{O_3}\)
b) \(Fe + {H_2}O\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow FeO + {H_2} \uparrow \)
c) \(CaC{O_3}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow CaO + C{O_2}\)
d) \(S{O_3} + {H_2}O \to {H_2}S{O_4}\)
e) \(CaO + C{O_2} \to CaC{O_3}\)
f) \(CaO + {H_2}O \to Ca{(OH)_2}\)
Giải
a) Các phản ứng là phản ứng hóa hợp :a, d, e, f
Bài 25.3 Trang 35 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8
a) Củi, than cháy được trong không khí. Nhà em có củi, than xếp trong hộc bếp, xung quanh có không khí. Tại sao củi, than đó lại không cháy ?
b) Củi, than đang cháy em muốn dập tắt thì phải làm thế nào ?
Giải
a) Củi, than cháy được trong không khí phải có mồi của ngọn lửa để nâng lên nhiệt độ cháy còn than củi xếp trong hộc bếp xung quanh có không khí nhưng không cháy vì ở nhiệt độ thấp hơn nhiột độ cháy.
b) Muốn dập tắt củi, than đang cháy thì phải để chúng không tiếp xúc với oxi của không khí, do đó ta vẩy nước hay phủ cát lên bề mặt vật bị cháy đê vật cháy không tiếp xúc với oxi của không khí và hạ nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ cháy.
Bài 25.4 Trang 35 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8
Cho các oxit: CO2, SO2, P2O5, Al2O3, Fe3O4.
a) Chúng được tạo thành từ các đơn chất nào ?
b) Viết phương trình hoá học của phản ứng và nêu điều kiện phản ứng (nếu có) điều chế các oxit trên.
Giải
a) Các oxit: CO2, SO2, P2O5, Al2O3, Fe3O4.
Chúng được tạo thành từ các đơn chất :
CO2 : được tạo thành từ 2 đơn chất: cacbon và oxi. so? : được tạo thành từ 2 đơn chất : lưu huỳnh và oxi.
P2O5 : được tạo thành từ 2 đơn chất : photpho và oxi.
Fe3O4 : được tạo thành từ 2 đơn chất : sắt và oxi.
AI2O3 : được tạo thành từ 2 đơn chất : nhôm và oxi.
Phương trình hoá học của phản ứng điều chế các oxit trên :
\(C + {O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow C{O_2}\)
\(S + {O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow S{O_2}\)
\(4P + 5{O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2{P_2}{O_5}\)
\(4Al + 3{O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2A{l_2}{O_3}\)
\(3Fe + 2{O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow F{e_3}{O_4}\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 35 bài 25 sự oxi hóa - phản ứng hóa hợp - ứng dụng oxi hóa Sách bài tập (SBT) Hóa học 8. Câu 25.5: Phải trộn hỗn hợp C2H2 và O2 với tí lệ nào về thể tích thì phản ứng cháy sẽ tạo ra nhiệt độ cao nhất ? Phản ứng này được ứng dụng để làm gì ?...
Giải bài tập Trang 35, 36 bài 26 oxit Sách bài tập (SBT) Hóa học 8. Câu 26.1: Dãy gồm các chất thuộc loại oxit axit là...
Giải bài tập trang 36 bài 26 oxit Sách bài tập (SBT) Hóa học 8. Câu 26.5: Hãy viết các phương trình hoá học điều chế 3 oxi...
Giải bài tập Trang 36 bài 24 tính chất của oxi Sách bài tập (SBT) Hóa học 8. Câu 26.9: Tỉ lệ khối lượng của nitơ và oxi trong một oxit của nitơ là 7 : 20. Công thức của oxit là...