Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.
Câu 1 trang 31 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn
Ưu điểm |
Hạn chế |
– Chọn được câu chuyện hay. – Chọn đúng ngôi kể. – Viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng. – Kể các sự việc theo trình tự phù hợp. – Kể cụ thể sự việc thể hiện lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu. - ? |
– Dùng từ, viết câu. – Chính tả. - ? |
Trả lời:
Em lắng nghe thầy cô nhận xét về bài làm của mình và các bạn trong lớp.
Câu 2 trang 32 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài viết của em
Trả lời:
Em đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài viết của em cho hoàn thiện về cấu tạo, trình tự các sự việc, dùng từ, viết câu,…
Câu 3 trang 32 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Trao đổi với bạn:
a. Những điều em học được ở bài viết của bạn
b. Những nội dung em có thể điều chỉnh để bài viết của mình hay hơn.
Trả lời:
a. Những điều em học được ở bài viết của bạn:
- Cách dẫn dắt câu chuyện.
- Cách dùng từ, đặt câu.
b. Những nội dung em có thể điều chỉnh để bài viết của mình hay hơn: Suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.
Câu 4 trang 32 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Viết lại đoạn mở bài hoặc đoạn kết bài trong bài viết của em cho hay hơn.
Trả lời:
- Mở bài: Có những câu chuyện, cuốn sách sau khi đóng lại sẽ chẳng đọng lại điều gì trong lòng độc giả. Nhưng cũng có những câu chuyện, cuốn sách… sẽ luôn sống mãi trong tâm hồn người đọc và Người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép là một câu chuyện như thế. Dù đơn giản nhưng câu chuyện đã đem đến một bài học về cách đối xử giữa con người với con người mà ta hằng suy nghĩ.
- Kết bài: Có lẽ sẽ chẳng có ai trưởng thành và sống tốt nếu không trao đi những yêu thương tới những người xung quanh và cuộc sống. Có người đã nói: “Ngày hôm qua là lịch sử, ngày mai là một điều bí ẩn, còn ngày hôm nay là một món quà”. “Món quà” đó sẽ thật sự tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn nếu ta biết trao điều đó, cảm nhận, cùng chia sẻ món quà đó với mọi người xung quanh.
Vận dụng 1: Nghe bài hát “Nguyễn Bá Ngọc – Người thiếu niên dũng cảm”, nhạc và lời Mộng Lân.
Trả lời:
Lời bài hát:
Trên đất nước anh hùng ngày ngày thêm những chiến công.
Gương anh Nguyễn Bá Ngọc sáng soi rực rỡ núi sông.
Anh hiến dang cả cuộc đời, băng qua lửa đạn bom rơi, cứu em nhỏ thoát cơn bom đạn giặc Mỹ.
Bom đang réo quay mình mặc cho đạn réo bom rơi.
Anh đã lấy thân mình che chở cho cho chúng em.
Những đứa em hơn đời anh, băng qua lửa đạn bom rơi.
Nguyễn Bá Ngọc đã vì bạn mà hy sinh.
Anh qua đời, gương anh còn soi.
Chí kiên cường và lòng dũng cảm.
Ta thêm tự hào, ghi tên của anh trong sổ vàng truyền thống đội ta.
Anh qua đời, gương anh còn soi.
Lớp lớp người đang vùng đứng dậy.
Ghi mối thù sâu, giết hết giặc Mỹ.
Cho đàn em vang tiếng cười vui.
Đây Thanh Hóa anh hùng và dòng sông Mã mến yêu.
Vang chiến thắng hôm nào có tên của anh.
Đây tấm gương của trời xanh khi hy sinh thật vẻ vang.
Chí anh hùng của Nguyễn Bá Ngọc thật vinh quang.
Vận dụng 2: Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi nghe bài hát.
Trả lời:
Sau khi nghe xong bài hát em cảm thấy rất xúc động và tự hào, em tự nhắn nhủ bản thân sẽ học tập và rèn luyện thật tốt để có thể giúp ích cho đất nước, cho tổ quốc kính yêu.
Giaibaitap.me
1. Cách bạn nhỏ chọn màu sắc để đưa vào tranh có gì thú vị? 2. Mỗi sự vật trong khổ thơ 2 được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? Cách tả ấy có gì hay? 3. Vì sao bạn nhỏ nói: "Riêng đêm như màu mực/ Để thắp sao lên trời..."?
1. Tìm động từ trong đoạn vè và đoạn thơ dưới đây. 2. Chọn động từ phù hợp trong khung thay cho mỗi *: Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha * cho tôi chiếc chổi cọ để * nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để * mùa sau. Chị tôi * nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe ca ngợi lòng dũng cảm hoặc trí thông minh của con người. 1. Viết bài văn dựa vào gợi ý. 2. Đọc lại và chỉnh sửa bài viết của em.
1.Trong đoạn văn thứ nhất, tác giả tả khu vườn mùa thu bằng những hình ảnh và âm thanh nào? 2. Tìm từ ngữ tả vẻ đẹp của vầng trăng. 3. Vì sao con đường làng vào mùa thu bỗng "như quen, như lạ"?