Nội dung chính Sắc màu:
Cuộc sống kì diệu có thật nhiều sắc màu. Mỗi sắc màu tồn tại như một món quà, một vẻ đẹp của riêng mỗi sự vật, mỗi con người quanh ta.
Khởi động
Quan sát, trao đổi về màu sắc trong bức tranh của bài đọc.
Trả lời:
Màu sắc trong bức tranh đa dạng, mỗi cảnh vật làm nên một màu sắc đặc trưng. Màu sắc ở cảnh vật này khó có thể tìm thấy ở cảnh vật khác: màu đỏ cánh hoa, màu xanh tán cây, màu vàng của nắng,… Khung cảnh trông thật rực rỡ.
Bài đọc
Sắc màu
Màu đỏ cánh hoa hồng
Nhuộm bừng cho đôi má
Còn màu xanh chiếc lá
Làm mát những rặng cây.
Bình minh treo trên mây
Thả nắng vàng xuống đất
Gió mang theo hương ngát
Cho ong giỏ mật đầy.
Còn chiếc áo tím này
Tặng hoàng hôn sẫm tối
Những đôi mắt biết nói
Vẽ màu biển biếc trong.
Màu nâu này biết không
Từ đại ngàn xa thẳm
Riêng đêm như màu mực
Để thắp sao lên trời…
Mắt nhìn khắp muôn nơi
Sắc màu không kể hết
Em tô thêm màu trắng
Trên tóc mẹ sương rơi…
Bảo Ngọc
Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 trang 34 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Cách bạn nhỏ chọn màu sắc để đưa vào tranh có gì thú vị?
Trả lời:
Bạn nhỏ sử dụng màu sắc một cách tinh nghịch:
Ngoài đời: Màu đỏ của cánh hoa hồng – Trong tranh: Dùng để tô đôi má.
Ngoài đời: Màu xanh chiếc lá - Trong tranh: Tô mát những rặng cây.
Ngoài đời: Màu tím của áo – Trong tranh: Tô màu hoàng hôn
Ngoài đời: Màu nâu – Trong tranh: Tô cánh rừng đại ngàn.
Câu 2 trang 34 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Mỗi sự vật trong khổ thơ 2 được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? Cách tả ấy có gì hay?
Trả lời:
Trong khổ thơ 2 gồm có các sự vật sau: mây, nắng, đất, gió, ong.
Các sự vật ấy được tả bằng những từ ngữ hình ảnh như sau:
+ Mây làm giá treo cho bình minh.
+ Nắng được thả xuống đất.
+ Gió biết mang hương thơm.
+ Ong thu được một giỏ mật đầy.
Cách tả như vậy làm sự vật tinh nghịch, gần gũi với trẻ thơ. Thế giới khoa học được thu vào tầm mắt với biết bao tưởng tượng thú vị.
Câu 3 trang 34 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Vì sao bạn nhỏ nói: "Riêng đêm như màu mực/ Để thắp sao lên trời..."?
Trả lời:
Bạn nhỏ thấy ban đêm trời tối, le lói những vì sao là một điều phù hợp. Nhờ có đêm tối như mực mà sao mới tồn tại. Cả trời đêm và sao sáng làm đẹp lẫn nhau.
Câu 4 trang 34 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Em hiểu khổ thơ cuối bài muốn nói gì?
Trả lời:
Em hiểu khổ thơ cuối bài muốn nói: Vẻ đẹp của sắc màu không xa vời, hiện ngay trước mặt, ở ngay bên mẹ với màu trắng vì bạc tóc. Màu trắng này là sự vất vả, thăng trầm của mẹ, không chỉ là những màu sắc của tự nhiên trước đó
Đọc mở rộng
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
(a) Tìm đọc một bản tin viết về:
Chủ điểm Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
a. Tìm đọc một bản tin viết về:
Thiếu nhi vượt khó, Thiếu nhi dũng cảm,… (
b) Ghi chép những thông tin đáng chú ý vào Nhật kí đọc sách.
c. Cùng bạn chia sẻ:
– Bản tin đã đọc.
− Nhật kí đọc sách.
– Suy nghĩ, cảm xúc hoặc những điều em học được từ các bạn thiếu nhi được nhắc đến trong bản tin.
Trả lời:
a.
Bản tin về thiếu nhi dũng cảm:
Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền. Anh là người dân tộc Nùng. Anh là một trong năm thành viên đầu tiên, cũng như là đội trưởng của Đội Nhi đồng cứu quốc. Kim Đồng đã cùng đồng đội thực hiện nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần nọ, khi các cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp tới, anh đã nhanh trí đánh lạc hướng chúng, đồng thời phát tín hiệu cho cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh. Năm 1997, Kim Đồng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
b.
Tên bản tin: Kim Đồng - cậu bé đưa thư dũng cảm
Tên nhân vật: Kim Đồng
Tình huống: Trong một lần nọ, khi các cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp tới
Cách giải quyết: anh đã nhanh trí đánh lạc hướng chúng, đồng thời phát tín hiệu cho cán bộ rút lui an toàn.
Kết quả: Kim Đồng đã anh dũng hy sinh.
c. Em chủ động hoàn thành bài tập.
Giaibaitap.me
1. Tìm động từ trong đoạn vè và đoạn thơ dưới đây. 2. Chọn động từ phù hợp trong khung thay cho mỗi *: Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha * cho tôi chiếc chổi cọ để * nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để * mùa sau. Chị tôi * nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe ca ngợi lòng dũng cảm hoặc trí thông minh của con người. 1. Viết bài văn dựa vào gợi ý. 2. Đọc lại và chỉnh sửa bài viết của em.
1.Trong đoạn văn thứ nhất, tác giả tả khu vườn mùa thu bằng những hình ảnh và âm thanh nào? 2. Tìm từ ngữ tả vẻ đẹp của vầng trăng. 3. Vì sao con đường làng vào mùa thu bỗng "như quen, như lạ"?
1. Dòng nào sau đây nêu đúng nghĩa của từ đoàn kết? 2. Tìm 2 – 3 từ có nghĩa trái ngược với từ đoàn kết. Đặt 1 – 2 câu với từ ngữ chứa tiếng kết có nghĩa là gắn bó. Mỗi câu dưới đây khuyên chúng ta điều gì? a. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.