Câu 1 trang 77 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Tìm danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn dưới đây:
Cái giàn mướp bố tôi bắc chìa ra mặt ao như mái nhà.
Mầm cây mới lên chỉ có mấy cái lá mảnh mai, màu xanh như men sứ. Ít hôm sau, mướp đã leo thoăn thoắt lên tới mặt giàn. Những tay mướp mềm mại, thanh mảnh, ngóc lên rung rinh trước gió. Chẳng bao lâu, giàn mướp đã xanh um những lá.
Theo Vũ Tú Nam
Trả lời:
Trong đoạn văn,
+ Các danh từ là: giàn mướp, ao, mái nhà, mầm cây, lá, men sứ, hôm sau, tay.
+ Các động từ là: bắc, chìa, lên, leo, ngóc.
+ Các tính từ là: mảnh mai, xanh, thoăn thoắt, mềm mại, thanh mảnh, rung rinh, xanh um.
Câu 2 trang 77 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Tìm 2 – 3 tính từ:
Trả lời:
- Tính từ chỉ đặc điểm tiếng suối, tiếng thác: róc rách, ầm ầm, rì rào, róc rách.
- Tính từ chỉ đặc điểm của ánh nắng: chói chang, len lói, vàng rộm, ấm áp.
- Tính từ chỉ đặc điểm của con đường: quanh co, uốn lượn, dích dắc, gập ghềnh
Câu 3 trang 77 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Tìm thành ngữ so sánh có các động từ, tính từ sau:
Trả lời:
Các thành ngữ:
- Yếu như sên.
- Nhanh như thỏ.
- Phi như ngựa.
- Chậm như rùa.
- Chạy như bay.
- Khoẻ như voi.
Câu 4 trang 77 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Viết đoạn văn ngắn kể về một hoạt động trải nghiệm thú vị của em ở trường.
Trả lời:
Mỗi buổi sáng, em rất háo hức được dự giờ chào cờ của trường em. Không hiểu sao, thầy tổng phụ trách rất tài năng, mỗi tuần thầy đều xây dựng các tiết mục văn nghệ, chương trình giao lưu cho chúng em. Tuần này thì chủ đề an toàn giao thông, các bài hát, chương trình tặng mũ bảo hiểm, hoạt cảnh đóng tai nạn giao thông; tuần khác thì chủ đề tà áo dài Việt Nam, các bạn nữ và cô giáo dắt tay nhau đi trình diễn áo dài quanh sân trường;… Có lẽ đây là điều làm em âm thầm yêu mến trường lớp của mình hơn chăng.
Giaibaitap.me
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe có nhân vật là đồ vật hoặc con vật. Gợi ý: Em đã đọc, đã nghe những câu chuyện nào có nhân vật là đồ vật hoặc con vật?
1.Đọc bài và thực hiện yêu cầu: a. Vì sao Quy nhìn vào bức tường trước mặt khi làm bài? b. Từ ngữ nào sau đây phù hợp để nhận xét về bạn Quy? c. Nhờ đâu Quy viết được bài tập làm văn? d. Bố hướng dẫn Quy viết bài văn tả cơn mưa như thế nào?
1. Những chi tiết nào nói lên lòng yêu nước của Yết Kiêu và cha? 2. Vì sao nhà vua cho rằng Yết Kiêu là “Người dân thường mà phi thường."? 3. Tìm các từ ngữ, hình ảnh bộc lộ sự thông minh, gan dạ của Yết Kiêu khi đối đáp với tướng giặc.
1.Thay * bằng một trong các từ hơi, rất, quá, lắm. 2. Sắp xếp các tính từ trong mỗi nhóm sau theo thứ tự tăng dần mức độ gợi tả màu sắc. 3. Thay từ in đậm trong các câu sau bằng một tính từ phù hợp giúp câu văn sinh động hơn.