Nội dung chính Sáng tháng Năm:
Được thăm Bác, đến bên nơi Bác công tác là một niềm vui thích, hạnh phúc vô bờ. Cuộc sống bên bác đơn sơ, giản dị. Nhờ Bác, ta thấy được cả nước non, cả bờ cõi non sông như bây giờ.
Khởi động
Trao đổi với bạn về ý nghĩa của một bài thơ hoặc một bài hát về Bác Hồ.
Trả lời:
Bài hát Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác – tác giả Hoàng Lân là một bài hát hay. Thể hiện niềm vui thích, mừng rỡ của một bạn nhỏ từ nơi xa về thăm Lăng Bác.
Bài đọc
Sáng tháng Năm
Vui sao một sáng tháng Năm
Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ
Suối dài xanh mướt nương ngô
Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn...
Bác kêu con đến bên bàn
Bác ngồi Bác viết nhà sàn đơn sơ
Con bồ câu trắng ngây thơ
Nó đi tìm thóc quanh bồ công văn
Lát rồi, chim nhé, chim ăn
Bác Hồ còn bận khách văn đến nhà
Bàn tay con nắm tay cha
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng.
Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non...
Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 trang 90 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Tìm câu thơ thể hiện cảm xúc của tác giả khi lên thăm Bác Hồ.
Trả lời:
Câu thơ thể hiện cảm xúc của tác giả khi lên thăm Bác Hồ:
Vui sao một sáng tháng Năm
Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ
Câu 2 trang 90 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Con đường về Việt Bắc hiện lên qua những hình ảnh nào?
Trả lời:
Con đường về Việt Bắc hiện lên qua những hình ảnh:
- "Suối dài xanh mướt nương ngô"
- "Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn..."
Câu 3 trang 90 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Khổ thơ thứ hai cho chúng ta biết những gì về nơi Bác Hồ ở và làm việc? Qua đó, em hiểu thêm điều gì về Bác?
Trả lời:
Qua khổ thơ thứ hai, ta biết nơi Bác làm việc rất đơn sơ, nhà gồm có bàn làm việc, bồ đựng công văn, hoà với cuộc sống tự nhiên với chim bồ câu quanh nhà.
Câu 4 trang 90 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Hai dòng thơ cuối bài khẳng định điều gì?
Trả lời:
Hai dòng thơ cuối bài khẳng định: Nhờ có Bác, nhờ Bác tận tâm mà đất nước nhất định sẽ có hoà bình, độc lập. Quân thù sẽ khiếp sợ trước sự lo lớn, vĩ đại của Bác. Đất nước sẽ là của chúng ta!
2. Đọc mở rộng:
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Những người tài trí
(a) Tìm đọc một truyện viết về:
(b) Ghi chép tóm tắt nội dung truyện vào Nhật kí đọc sách bằng một đoạn văn ngắn hoặc bằng sơ đồ đơn giản.
c. Cùng bạn chia sẻ:
– Truyện đã đọc.
− Nhật kí đọc sách.
– Những điều em học được từ nhân vật trong truyện.
Trả lời:
a. Truyện “Trí khôn của ta đây”:
Một con cọp từ trong rừng đi ra, thấy một anh nông dân cùng một con trâu đang cày dưới ruộng. Trâu cặm cụi đi từng bước, lâu lâu lại bị quất một roi vào mông. Cọp lấy làm ngạc nhiên lắm. Ðến trưa, mở cày, Cọp liền đi lại gần Trâu hỏi:
– Này, trông anh khỏe thế, sao anh lại để cho người đánh đập khổ sở như vậy?
Trâu trả lời khẽ vào tai Cọp:
– Người tuy nhỏ, nhưng người có trí khôn, anh ạ!
Cọp không hiểu, tò mò hỏi:
– Trí khôn là cái gì? Nó như thế nào?
Trâu không biết giải thích ra sao, đành trả lời qua quýt:
– Trí khôn là trí khôn, chứ còn là cái gì nữa? Muốn biết rõ thì hỏi người ấy!
Cọp thong thả bước lại chỗ anh nông dân và hỏi:
– Trí khôn của anh đâu, cho tôi xem một tí có được không?
Anh nông dân suy nghĩ một lát rồi nói:
– Trí khôn tôi để ở nhà. Ðể tôi về lấy cho anh xem. Anh có cần, tôi sẽ cho anh một ít.
Cọp nghe nói, mừng lắm.
Anh nông dân toan đi, lại làm như sực nhớ ra điều gì bèn nói:
– Nhưng mà tôi đi khỏi, lỡ anh ăn mất trâu của tôi thì sao?
Cọp đang băn khoăn chưa biết trả lời thế nào thì anh nông dân đã nói tiếp:
– Hay là anh chịu khó để tôi buộc tạm vào gốc cây này cho tôi được yên tâm.
Cọp ưng thuận, anh nông dân bèn lấy dây thừng trói cọp thật chặt vào một gốc cây. Xong anh lấy rơm chất chung quanh Cọp, châm lửa đốt và quát:
– Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây!
Trâu thấy vậy thích quá, bò lăn ra mà cười, không may hàm trên va vào đá, răng gãy không còn chiếc nào.
Mãi sau dây thừng cháy đứt, Cọp mới vùng dậy ba chân bốn cẳng chạy thẳng vào rừng không dám ngoái nhìn lại.
Từ đó, cọp sinh ra con nào trên mình cũng có những vằn đen dài, vốn là dấu tích những vết cháy, còn trâu thì chẳng con nào có răng ở hàm trên cả.
b. Ghi tóm tắt nội dung truyện vào Nhật kí đọc sách:
Tên truyện: Trí khôn của ta đây.
Sự việc 1: Anh nông dân cùng trâu đi cày, hổ và trâu đã cùng nói chuyện với nhau.
Sự việc 2: Hổ hỏi người nông dân về trí khôn.
Sự việc 3: Anh nông dân trói hổ lại, nói rằng về nhà lấy trí khôn.
Sự việc 4: Anh nông dân châm lửa đốt con Hổ, nói “trí khôn của ta đây”
Sự việc 5: Hổ sợ quá, chờ tháo chạy thoát thân vào rừng.
c. Em chia sẻ với bạn về truyện đã đọc, Nhật kí đọc sách của em và điều em học được từ nhân vật trong truyện:
Qua câu chuyện, em thấy con người tuy nhỏ bé, nhưng với trí khôn và sự thông minh của mình mà có thể cai trị, làm chủ được thế giới và chống lại sự tàn ác, nguy hiểm từ tự nhiên đem lại.
Giaibaitap.me
1. Tìm 2 – 3 tên riêng theo yêu cầu ghi trên mỗi thẻ: Tên người thân của em, tên công trình kiến trúc mà em biết, tên đất nước em đã học. 3. Viết đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) kể về một việc em đã làm để thực hiện “5 điều Bác Hồ dạy”.
Đề bài: Viết bài văn thuật lại một sự việc trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 của trường để lại cho em nhiều ấn tượng. Sưu tầm tranh, ảnh về Bác Hồ với thiếu nhi. Chia sẻ cảm xúc của em về một bức tranh hoặc bức ảnh sưu tầm được.
1. Những chi tiết nào cho thấy trống đồng Đông Sơn đa dạng? 2. Tìm những hình ảnh miêu tả cách trang trí, sắp xếp hoa văn trên trống đồng Đông Sơn. 3. Những hình ảnh về con người và thiên nhiên trên trống đồng thể hiện ước mong gì?
1. Đọc hướng dẫn sử dụng từ điển. 2. Dựa vào mục 4 của bài tập 1, nêu cách tra nghĩa từ tự hào. 3. Tra từ điển để tìm hiểu nghĩa của các từ: thuần hậu, hiền hòa, ấm no, yên vui.