Nội dung chính Trống đồng Đông Sơn:
Trống đồng Đông Sơn là một văn hoá tuyệt vời của Việt Nam ta. Tất cả những chi tiết trên mặt trống đồng đều mang một ý nghĩa, hàm ý về sức mạnh, tinh thần nhân dân ta từ xa xưa. Cho đến ngày nay, tinh thần ấy vẫn còn tồn tại, hiện diện trong cuộc sống của chúng ta.
Khởi động
Quan sát ảnh minh hoạ bài đọc và cho biết:
– Ảnh chụp đồ vật gì?
– Đồ vật ấy được trang trí như thế nào?
Trả lời:
- Ảnh chụp mặt của một chiếc trống đồng Việt Nam.
- Mặt trống được trang trí tròn đều, xung quanh một hoa văn hình ngôi sao và toả dần ra mép ngoài mặt trống.
Bài đọc
Trống đồng Đông Sơn
Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hóa Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú.
Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Giữa mặt trống bao giờ cũng có hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh. Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc,..
Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hòa với thiên nhiên. Con người lao động, đánh cá, săn bắn, Con người đánh trống, thổi kèn. Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh,…Đó là con người thuần hậu, hiền hòa, mang tính nhân văn sâu sắc. Bên cạnh và xung quanh con người đầy ý thức làm chủ ấy là những cánh cò bay lả bay la, những chim Lạc, chim Hồng, những đàn cá lội tung tăng,…Đó đây, hình tượng ghép đôi muông thú, nam nữ còn nói lên sự khao khát cuộc sống ấm no, yên vui của người dân.
Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 trang 94 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Những chi tiết nào cho thấy trống đồng Đông Sơn đa dạng?
Trả lời:
Trống đồng Đông Sơn đa dạng vì cùng là trống đồng, nhưng có nhiều loại trống có hình dạng khác nhau, kích thước khác nhau, cách trang trí, sắp xếp hoa văn khác nhau.
Câu 2 trang 94 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Tìm những hình ảnh miêu tả cách trang trí, sắp xếp hoa văn trên trống đồng Đông Sơn
Trả lời:
Những hình ảnh miêu tả cách trang trí, sắp xếp hoa văn trên trống đồng Đông Sơn:
- Giữa mặt trống bao giờ cũng có hình ngôi sao nhiều cánh
- Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc,..
- Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hòa với thiên nhiên. Con người lao động cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh
- Bên cạnh và xung quanh con người đầy ý thức làm chủ ấy là những cánh cò bay lả bay la, những chim Lạc, chim Hồng, những đàn cá lội tung tăng,...
- Đó đây, hình tượng ghép đôi muông thú, nam nữ
Câu 3 trang 94 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Những hình ảnh về con người và thiên nhiên trên trống đồng thể hiện ước mong gì?
Trả lời:
Những hình ảnh về con người và thiên nhiên trên trống đồng thể hiện ước mong: con người được sống chan hoà, hạnh phúc trong một cộng đồng, có công ăn việc làm ổn định (lao động, đánh cá, săn bắn). Không phải chịu sự xâm lăng của thế lực bên ngoài nào, đồng thời làm chủ thiên nhiên, làm chủ các loài trên lãnh thổ.
Câu 4 trang 94 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam?
Trả lời:
Trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam vì trống đồng do người Việt tạo ra, đúc tạc các văn hoá của người Việt, hoạt động lao động của người Việt lên trống. Đây là điều tự hào về thành tựu xưa của ông cha ta trong đúc tạc, tạo ra một loại trống hội tụ nhiều ý nghĩa sâu xa.
Giaibaitap.me
1. Đọc hướng dẫn sử dụng từ điển. 2. Dựa vào mục 4 của bài tập 1, nêu cách tra nghĩa từ tự hào. 3. Tra từ điển để tìm hiểu nghĩa của các từ: thuần hậu, hiền hòa, ấm no, yên vui.
2.Chọn một trong hai trường hợp dưới đây để viết giấy mời a. Mời bạn đến dự sinh nhật. b. Mời bố mẹ hoặc các bạn lớp khác đến dự một hoạt động do lớp em tổ chức. Vận dụng: Ghi vào sổ tay 2 – 3 thông tin và đặc điểm nổi bật của trống đồng Đông Sơn.
1.Mỗi nhân vật trong truyện cho rằng ai tài giỏi? Vì sao? 2. Vì sao cừu nói: “Tài giỏi nhất trên đời chính là con người!” 3. Theo em, các nhân vật trong truyện giống nhau ở điểm nào? 4. Đặt tên khác cho câu chuyện và nêu lí do em chọn tên đó.
1. Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:a. Cửa sổ và cây cổ thụ được gọi bằng gì? b. Hoạt động của gió vườn được tả bằng những từ ngữ nào? c. Cách gọi, cách tả đó có tác dụng gì? 3. Thực hiện các yêu cầu sau: a. Tìm sự vật được nhân hoá và từ ngữ dùng để nhân hoá có trong các câu thơ, câu văn dưới đây: Bình minh treo trên mây, Thả nắng vàng xuống đất