Câu 1 trang 38 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Dòng nào sau đây nêu đúng nghĩa của từ đoàn kết?
• Làm cho các phần rời nhau nối liền, gắn liền lại với nhau
• Gắn bó với nhau về tình nghĩa, coi nhau như người thân
• Kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung
• Chính thức công nhận là một thành viên của một tổ chức, đoàn thể
Trả lời:
• Kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung
Câu 2 trang 38 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Tìm 2 – 3 từ có nghĩa trái ngược với từ đoàn kết.
Trả lời:
Từ nghĩa trái ngược với từ đoàn kết: chia rẽ, bất đồng, bè phái,…
Câu 3 trang 38 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Xếp các từ sau vào hai nhóm:
Trả lời:
Từ chứa tiếng kết có nghĩa là gắn bó: đoàn kết, gắn kết, kết nghĩa, kết bạn, kết hợp.
Từ chứa tiếng kết có nghĩa là sau cùng, cuối cùng: kết quả, sơ kết, kết thúc, chung kết, tổng kết
Câu 4 trang 39 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Đặt 1 – 2 câu với từ ngữ chứa tiếng kết có nghĩa là gắn bó.
Trả lời:
- Lớp chúng mình đoàn kết cùng nhau học tập tốt.
- Tớ và cậu từ hôm nay sẽ kết nghĩa anh em.
- Cho tớ kết bạn với cậu nhé?
Câu 5 trang 39 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Mỗi câu dưới đây khuyên chúng ta điều gì?
a. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
(Tục ngữ)
b. Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
(Ca dao)
c. Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng.
(Tố Hữu)
Trả lời:
a. Câu tục ngữ mang hàm ý rất sâu sắc, khi trong gia đình, trong tập thể có một người gặp chuyện không may thì những người còn lại cũng lo lắng không yên. Câu tục ngữ này đã phản ánh rất trung thực đời sống tinh thần tình cảm, biết quan tâm, chia sẻ những buồn vui nỗi buồn của người Việt Nam.
b. Cả câu tục ngữ khuyên nhủ con người nên sống đoàn kết với nhau để tạo nên khối sức mạnh to lớn.
Giaibaitap.me
1. Đọc "Đơn xin cấp Thẻ bạn đọc" và hoàn thành sơ đồ sau: 2. Nhận xét về cách trình bày các nội dung trong "Đơn xin cấp Thẻ bạn đọc". 3. Viết đơn gửi thầy cô giáo lớp em để xin nghỉ học dựa vào gợi ý:
1. Đường vào nhà bà được miêu tả bằng những hình ảnh nào? 2.Tìm từ ngữ thể hiện cảm xúc của hai bà cháu khi gặp lại nhau. 3. Những chi tiết nào thể hiện sự quan tâm của bà đối với Thanh? 4. Vì sao mỗi lần trở về với bà, Thanh luôn thấy thong thả và bình yên? Chọn câu trả lời đúng.
1. Tìm động từ trong các đoạn thơ, đoạn văn dưới đây: b. Mùa xuân về, những cành cây khẳng khiu bắt đầu nhủ lộc biếc. Nắng ban mai tỏa khắp mặt đất, đánh thức mọi vật. Hai bên đường, những khóm hoa dại đua nhau nở. 2. Tìm 2 – 3 động từ thể hiện tình cảm, cảm xúc của em
Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe ca ngợi lòng dũng cảm hoặc trí thông minh của con người. 1. Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn. 2.Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài viết của em.