Nội dung chính Nếu chúng mình có phép lạ:
Những phép lạ với ước mơ không xa vời, không mơ hồ mà rất chính đáng. Trẻ em cũng có mong ước được sống trong hạnh phúc, hoà bình và chinh phục những thành công. Để hiện thực hoá những điều lạ ấy, cần rất nhiều cố gắng hơn nữa của người lớn chúng ta bây giờ.
Khởi động
Trao đổi: Nếu có phép lạ, em sẽ làm gì?
Trả lời:
Nếu có phép lạ, em sẽ tạo ra thật nhiều của cải, thật nhiều nhà và xe để ai cũng được sống trong hạnh phúc, đầy đủ.
Bài đọc
Nếu chúng mình có phép lạ
Nếu chúng mình có phép lạ
Bắt hạt giống nảy mầm nhanh
Chớp mắt thành cây đầy quả
Tha hồ hái chén ngọt lành.
Nếu chúng mình có phép lạ
Ngủ dậy thành người lớn ngay
Đứa thì lặn xuống đáy biển
Đứa thì ngồi lái máy bay.
Nếu chúng mình có phép lạ
Hái triệu vì sao xuống cùng
Đúc thành ông mặt trời mới
Mãi mãi không còn mùa đông.
Nếu chúng mình có phép lạ
Hóa trái bom thành trái ngon
Trong ruột không còn thuốc nổ
Chỉ toàn kẹo với bi tròn.
Nếu chúng mình có phép lạ!
Nếu chúng mình có phép lạ!
Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Hai khổ thơ đầu nói lên những ước mong gì của bạn nhỏ?
Trả lời:
Hai khổ thơ đầu nói lên những ước mong của bạn nhỏ:
+ Ước cây nhanh kết quả để có thể ăn được luôn.
+ Ước thành người lớn để chinh phục những điều mới lạ.
Câu 2 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Theo em, vì sao các bạn nhỏ ước "Mãi mãi không còn mùa đông"?
Trả lời:
Các bạn nhỏ ước "Mãi mãi không còn mùa đông". Vì mùa đông lạnh lẽo, sẽ có rất nhiều người phải sống trong lạnh giá, tìm cách chống chọi với rét. Con người sẽ không hạnh phúc khi sống như vậy.
Câu 3 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Điều ước của các bạn nhỏ ở khổ thơ thứ tư nói lên điều gì?
Trả lời:
Điều ước của các bạn nhỏ ở khổ thơ thứ tư cho thấy: bạn nhỏ muốn thế giới không có chiến tranh, không có sự chém giết bằng vũ khí là bom nguy hiểm. Con người nên gần nhau hơn và sẻ chia những thứ ngọt lành cho nhau, nhường nhịn lẫn nhau.
Câu 4 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
Trả lời:
Câu thơ được lặp lại nhiều lần trong bài là câu “Nếu chúng mình có phép lạ”.
Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy cho thấy bạn nhỏ rất khao khát, rất muốn có được phép lạ đó trở thành sự thật. Và vì không biết có thể thành sự thật không, nên bạn nhỏ cứ ước, hi vọng trong số lời nói, sẽ có điều được hiện thực.
2. Đọc mở rộng:
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Những ước mơ xanh
(a) Tìm đọc một bài văn viết về:
(b) Ghi chép những chi tiết quan trọng về ước mơ được nhắc đến trong bài văn vào Nhật kí đọc sách.
c. Cùng bạn chia sẻ:
– Bài văn đã đọc.
– Nhật kí đọc sách.
– Suy nghĩ của em về ước mơ được nhắc đến trong bài văn.
Trả lời:
a. Tìm đọc bài văn: Cánh diều tuổi thơ.
Văn bản: Cánh diều tuổi thơ
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
(Tạ Duy Anh)
(b) Những chi tiết quan trọng về ước mơ được nhắc đến trong bài văn:
+ Khát vọng cháy lên trong tâm hồn tác giả.
+ Ngửa cổ chờ lớn lên có một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời.
c. Em cùng bạn chia sẻ:
– Bài văn Cánh diều tuổi thơ.
– Nhật kí đọc sách.
– Suy nghĩ của em về ước mơ được nhắc đến trong bài văn.
Giaibaitap.me
1. Tìm từ ngữ phù hợp để thay thế từ ngữ im đạm giúp mỗi câu dưới đây sinh động hơn: a. Mặt biển rất rộng. b. Bầu trời mùa thu xanh quá. 2. Phát hiện từ dùng sai trong mỗi câu dưới đây và chữa lại cho đúng. a. Một cơn gió nhẹ lướt qua, làm những chiếc lá rung chuyển
Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích đã đọc, đã nghe. 1. Viết đoạn văn dựa vào gợi ý: Câu đầu tiên: Giới thiệu câu chuyện. 2. Đọc lại, rà soát và chữa các lỗi trong đoạn văn đã viết.
1. Chiếc chuông gió bố tặng bạn nhỏ năm lên bảy tuổi được tả bằng những hình ảnh, âm thanh nào? 2. Chiếc chuông gió thứ hai bạn nhỏ được tặng có gì đẹp? 4. Bạn nhỏ mong ước điều gì khi ngắm những chiếc chuông rung trong gió?
1. Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với một từ ở cột A: 3. Tìm 2 – 3 từ ngữ có thể ghép được với từ ước mơ. 4. Đặt 2 – 3 câu với từ ngữ tìm được ở bài tập 3.