Câu 1 trang 140 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với một từ ở cột A:
Trả lời:
- Mơ màng: thấy phảng phất không rõ ràng trong trạng thái mơ ngủ
- Mơ mộng: say mê theo đuổi những hình ảnh tốt đẹp, nhưng xa vời, thiếu thực tế
- Mơ tưởng: mong mỏi, ước mơ những điều chỉ có thể có trong tưởng tượng
- Mơ ước: mong muốn thiết tha những điều tốt đẹp trong tương lai
Câu 2 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Chọn từ phù hợp ở bài tập 1 thay cho mỗi *:
a. Trang sách hồng nằm * ngủ
Em gối đầu lên những vần thơ
b. * của Đạt là thiết kế được con rô bốt lau nhà
c. Em nói với mẹ rằng em * vươn tới những vì sao. Mẹ bảo em: “Con đừng * viển vông.”
d. Chúng ta không nên * những gì cao xa.
Trả lời:
a. Trang sách hồng nằm mơ màng ngủ.
Em gối đầu lên những vần thơ.
Theo Trịnh Công Sơn
b. Mơ ước của Đạt là thiết kế được con rô bốt lau nhà.
c. Em nói với mẹ rằng em mơ ước vươn tới những vì sao. Mẹ bảo em: “Con đừng mơ mộng viển vông.”.
d. Chúng ta không nên mơ ước những gì cao xa.
Câu 3 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Tìm 2 – 3 từ ngữ có thể ghép được với từ ước mơ.
M: ước mơ đẹp
Trả lời:
- Ước mơ không có thực
- Ước mơ mĩ miều
- Ước mơ xa xỉ
Câu 4 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Đặt 2 – 3 câu với từ ngữ tìm được ở bài tập 3.
Trả lời:
- Ước có thể nhảy cao tới mặt trăng là một ước mơ không có thực.
- Em có một ước mơ mĩ miều, muốn có thật nhiều bộ quần áo.
Câu 5 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Nêu một tình huống phù hợp với mỗi thành ngữ dưới đây:
a. Ước của trái mùa.
b. Cầu được ước thấy.
Trả lời:
a. Quả cam nói: “Tôi ước tôi không bao giờ héo úa được.”
Quả nho liền đáp: “Nếu không héo, làm sao những người khác có thể bán được? Hơn nữa nhờ héo đi, anh có thể tự mọc trên đất thành một cây mới đấy. Anh thật tham lam.”
b. Bạn nhỏ: “Con ước có thật nhiều chăn ấm hiện ra.”
Bà tiên: “Được, ta sẽ cho con thật nhiều chăn ấm. Con sẽ không còn lạnh lẽo trong mùa đông này nữa.”
Giaibaitap.me
Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc, đã nghe về tình cảm gia đình hoặc tình bạn. 2. Đọc lại, rà soát và chữa các lỗi trong đoạn văn đã viết. 3. Trao đổi với bạn để hoàn chỉnh đoạn văn.
1. Đọc đoạn từ đầu đến "Tiếng hát ru thầm thì." và trả lời câu hỏi: Con suối nhỏ là bạn của những sự vật nào? Vì sao? 2. Đọc đoạn từ đầu đến "Tiếng hát ru thầm thì." và trả lời câu hỏi: Hình ảnh con suối nhỏ ở khổ thơ thứ ba có gì đẹp?
1. Nghe – viết: Xuân trên đảo Bạch Long Vĩ. Đèn biển đêm qua nhấp nháy, Bây giờ đứng quấn khăn sương, Đoàn tàu thung thăng qua đấy, Thả một chuỗi còi thân thương. 2. Viết lại cho đúng tên riêng của các cơ quan, tổ chức dưới đây: a. Trường mầm non Bạch Long Vĩ
1. Nói về một kỉ niệm đẹp của em với gia đình, bạn bè hoặc thầy cô giáo dựa vào gợi ý: a. Đó là kỉ niệm của em với ai? b. Điều gì gợi cho em nhớ về kỉ niệm? c. Những suy nghĩ, lời nói, việc làm,... nào đáng nhớ? d. Ý nghĩa của những suy nghĩ, lời nói, việc làm,... đó đối với em?