Nội dung chính Về thăm bà:
Bạn Thanh về thăm bà ngoại. Vẫn là cảm giác, khung cảnh quen thuộc, yên bình làm Thanh thoải mái, hạnh phúc hơn mỗi khi được về với bà.
Khởi động
Nói về một lần em đi thăm họ hàng hoặc người thân.
Trả lời:
Vào mùa xuân năm ngoái, em cùng bố mẹ về quê thăm ông bà nội. Nhà ông bà cách nhà em vài trăm ki-lô-mét. Vì ông bà rất thương em, nấu những món ăn ngon cho em, nên mỗi khi Tết về, em rất háo hức được về thăm quê như Tết hồi đó.
Bài đọc
Về thăm bà
Thanh lách cách cửa gỗ để khép, nhẹ nhàng bước vào. Thanh thấy mát hẳn cả người. Trên con đường lát gạch Bát Tràng rêu phủ, những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhảy múa theo chiều gió. Một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Thanh rút khăn lau mồ hôi trên trán rồi thong thả đi bên bức trường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà. Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ở ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa.
Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ:
- Bà ơi!
Thanh bước xuống dưới giàn thiên lí. Có tiếng người đi, rồi bà mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
- Cháu đã về đấy ư?
Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương:
- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!
Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ.
- Cháu đã ăn cơm chưa?
- Dạ chưa. Cháu xuống tàu về đây ngay. Nhưng cháu không thấy đói.
Bà nhìn cháu, giục:
- Cháu rửa mặt đi, rồi nghỉ kẻo mệt.
Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảnh trời xanh.
Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thong thả và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.
Theo Thạch Lam
Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 trang 42 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Đường vào nhà bà được miêu tả bằng những hình ảnh nào?
Trả lời:
Đường vào nhà bà được miêu tả bằng những hình ảnh: cửa gỗ lách cách; con đường lát gạch Bát Tràng phủ rêu; có vòm cây; bức tường hoa thấp.
Câu 2 trang 42 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Tìm từ ngữ thể hiện cảm xúc của hai bà cháu khi gặp lại nhau.
Trả lời:
Từ ngữ thể hiện cảm xúc của hai bà cháu khi gặp lại nhau: cảm động; mừng rỡ; âu yếm; mến thương.
Câu 3 trang 42 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Những chi tiết nào thể hiện sự quan tâm của bà đối với Thanh?
Trả lời:
Chi tiết nào thể hiện sự quan tâm của bà đối với Thanh là:
+ Bà nhắc Thanh đi vào trong nhà kẻo nắng.
+ Bà hỏi Thanh đã ăn cơm chưa.
+ Bà giục Thanh đi rửa mặt rồi nghỉ kẻo mệt.
Câu 4 trang 42 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Vì sao mỗi lần trở về với bà, Thanh luôn thấy thong thả và bình yên? Chọn câu trả lời đúng.
• Vì bà vẫn che chở cho Thanh như những ngày còn nhỏ.
• Vì bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.
• Vì căn nhà và thửa vườn của bà rất mát mẻ, dễ chịu.
• Vì nước trong bể mát rượi, soi bóng những mảnh trời xanh.
Trả lời:
• Vì bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.
Câu 5 trang 42 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Kể một vài việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của người thân đối với em.
Trả lời:
Việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của người thân đối với em.
- Bố đón hai chị em sau mỗi giờ tan học
- Ông bà luôn dành những món ăn ngon cho hai chị em
- Chị em luôn quan tâm, chơi cùng với em
Giaibaitap.me
1. Tìm động từ trong các đoạn thơ, đoạn văn dưới đây: b. Mùa xuân về, những cành cây khẳng khiu bắt đầu nhủ lộc biếc. Nắng ban mai tỏa khắp mặt đất, đánh thức mọi vật. Hai bên đường, những khóm hoa dại đua nhau nở. 2. Tìm 2 – 3 động từ thể hiện tình cảm, cảm xúc của em
Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe ca ngợi lòng dũng cảm hoặc trí thông minh của con người. 1. Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn. 2.Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài viết của em.
1. Tìm trong bài những câu ca dao là lời khuyên: 2. Những hình ảnh nào trong câu ca dao 1 và 2 nói lên công ơn của cha mẹ, thầy cô? 3. Trong câu ca dao 3, anh chị em được so sánh với hình ảnh nào? Cách so sánh ấy có gì hay?
1. Mỗi nhân vật trong tranh dưới đây đã làm được việc gì để thể hiện tình cảm với người thân? 2. Kể về một việc làm thể hiện tình cảm của em đối với người thân. 3. Trao đổi với bạn về ý nghĩa của việc làm mà em đã kể ở bài tập 2.