Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn bài Tiếng Việt lớp 4 - Chân trời sáng tạo

TUẦN 30: THẾ GIỚI QUANH TA

1. Giáo sư Brốc, anh Han và Éc-xen đi đâu? 2. Mỗi cảnh vật họ gặp trên đường có gì kì lạ? 3. Rừng cây trước mắt ba nhà thám hiểm có những gì đặc biệt? 4. Giáo sư Brốc khuyên Éc-xen điều gì? Vì sao?

Nội dung chính Biển và rừng cây dưới lòng đất:

Bài đọc kể về chuyến phiêu lưu, khám phá dưới lòng đất của Giáo sư Brốc, anh Han và Éc-xen

Khởi động

Trao đổi với bạn những điều em quan sát được trong bức tranh của bài đọc.

Trả lời:

Quang cảnh âm u, những cây nấm khổng lồ, bên cạnh dòng nước có sao biển, vỏ sò,...

Bài đọc

Biển và rừng cây dưới lòng đất

Kể từ ngày giải mã được bức thư mật và quyết định lên đường, hôm sau đã sang ngày thứ bốn mươi tám, giáo sư Brốc, anh Han và tôi đi xuống lòng đất.

Ăn sáng xong, chú Brốc bảo:

- Éc-xen, nhanh lên cháu!

Tôi khoác thêm áo, bước theo chú. Đã quen với bóng tối, tôi vội nhắm mắt khi gặp một luồng ánh sáng. Lúc mở mắt, tôi sửng sốt:

- Biển!

Một làn nước rộng trải ra mênh mông quá tầm mắt. Từng đợt sóng theo nhau xô lên bãi cát. Tiếng sóng vỗ bờ rì rào âm vang. Bọt sóng nhẹ tung bay theo gió phả vào mặt tôi. Xa xa, những khối núi đá kéo dài in hình trên nền chân trời mù sương.

Vòm đá hoa cương trên đầu tôi giống hệt bầu trời với những đám mây óng ánh đổi màu chuyển động…Sở dĩ tôi có thể phóng tầm mắt ra tít ngoài khơi vì cảnh vật được soi tỏ bằng thứ ánh sáng đặc biệt, không phải ánh mặt trời rực rỡ, cũng chẳng phải ánh sáng mờ ảo của mặt trăng. Khả năng chiếu sáng, sắc sáng trắng và khô,…chứng tỏ ánh sáng này do điện mà ra. 

Đi tiếp khoảng năm trăm bước, chúng tôi thấy một rừng cây rậm rạp. Tán cây tròn trĩnh như những chiếc dù. Gió thổi mạnh tán cây vẫn im phăng phắc như đã hóa đá! Hình như đây là một loại cây trên mặt đất không có. Đến gần, chú Brốc gọi ngay tên nó:

- Rừng nấm!

Nhưng không chỉ có nấm mà xa xa có rất nhiều loại cây cao lớn khác thường mọc thành từng nhóm.

- Thật tuyệt vời! – Chú Brốc kêu lên – Đây chính là toàn bộ hệ thực vật thuộc thời kì chuyển tiếp của thế giới. Cháu chiêm ngưỡng đi! Không một nhà thực vật học nào gặp một dịp may hiếm có như vậy đâu!

Theo Giuyn Véc-nơ, Giang Hà Vỵ dịch

Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 trang 96 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST: Giáo sư Brốc, anh Han và Éc-xen đi đâu?

Trả lời:

Đi xuống lòng đất.

Câu 2 trang 96 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST: Mỗi cảnh vật họ gặp trên đường có gì kì lạ?

Trả lời:

Có biển, đá hoa cương, hệ thực vật thời kỳ chuyển tiếp của thế giới.

Câu 3 trang 96 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST: Rừng cây trước mắt ba nhà thám hiểm có những gì đặc biệt?

Trả lời:

Rừng nấm, thực vật không có trên mặt đất mà thuộc về một thời kỳ khác.

Câu 4 trang 96 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST: Giáo sư Brốc khuyên Éc-xen điều gì? Vì sao?

Trả lời:

Giáo sư Brốc khuyên Éc-xen nhìn thật kỹ cảnh vật nơi đây vì không một nhà thực vật học nào có may mắn hiếm có như vậy. 

Câu 5 trang 96 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST: Theo em, để trở thành một nhà thám hiểm cần có những điều kiện gì?

Trả lời:

Để trở thành một nhà thám hiểm cần có những điều kiện sau: Sức khỏe, dũng cảm, niềm đam mê với khám phá.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác