Câu 1 trang 98 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
“Túc, túc, túc,...', một con gà mẹ gọi đàn con ở cạnh gò. Mẹ bới đất tìm mồi, con xúm lại chỗ con dế đất. Bỗng gà mẹ kêu “tót" một tiếng to vì có bóng một con diều hâu thoáng qua. “Tác, tác, tác”, gà mẹ la liên tiếp. Bầy gà con như đã quen tiếng báo động, liền chạy trốn. Con thì chui vào bụi cây, con thì núp dưới bờ gò. Gà mẹ chạy qua chạy lại, vừa la vừa nhìn diều hâu đang bay lượn trên không.
Theo Nguyễn Hữu Uẩn
a. Đoạn văn tả những hoạt động nào của đàn gà?
b. Hoạt động của gà mẹ và gà con được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
c. Nhận xét về cách tác giả dùng từ ngữ gợi tả tiếng kêu của gà mẹ.
Trả lời:
a. Hoạt động tìm mồi và tránh chim săn mồi.
b. Gà mẹ: gọi con "túc, túc, túc"; bới đất tìm mồi; kêu "tót"; la; chạy qua chạy lại; vừa la vừa nhìn.
Gà con: xúm lại; chạy trốn; chui vào bụi cây; núp xuống bờ gò.
c. Từ ngữ gợi tả vô cùng chân thực, sinh động.
Câu 2 trang 98 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST: Viết đoạn văn tả hoạt động hoặc thói quen của con vật nuôi trong nhà mà em thích. Sử dụng hình ảnh nhân hoá để đoạn văn thêm sinh động.
Trả lời:
Mỗi sáng tinh mơ, khi ông mặt trời còn đang ngủ trong chiếc chăn mây bồng bềnh, chú gà trống đã thức dậy. Chú đứng trên đống rơm vàng cất tiếng gáy khỏe khoắn: “Ò..ó...o...”. Khi tiếng gáy cất lên là lúc mọi người thức dậy, chuẩn bị cho một ngày mới, người lớn đi làm, trẻ em đi học, cụ già ở nhà. Tiếng gáy của chú như chiếc đồng hồ báo thức thật hữu hiệu. Trong ngày, ngoại trừ lúc ăn ra thì chú ta luôn đi một mình chứ chẳng tụ tập với mấy chú gà khác. Thế nhưng chỉ cần có người lạ hay động vật đi vào vườn chú ta sẽ xuất hiện ngay như một người hùng. Em mong rằng càng ngày chú gà trống choai sẽ càng to lớn và khỏe mạnh.
Câu 3 trang 98 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST: Đọc lại và chỉnh sửa đoạn văn của em.
Trả lời:
Học sinh đọc lại và chỉnh sửa đoạn văn của mình.
Câu 4 trang 98 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST: Chia sẻ với bạn những điều em thích ở đoạn văn của mình.
Trả lời:
Hình ảnh nhân hóa: ông mặt trời còn đang ngủ trong chiếc chăn mây bồng bềnh.
Từ ngữ gợi tả: cất tiếng gáy khỏe khoắn: “Ò..ó...o...”.
Vận dụng 1: Tìm từ ngữ gợi tả tiếng kêu của mỗi con vật gặp trên đường đi.
Trả lời:
Chó: gâu gâu
Mèo: meo meo
Dê: bẹ..ẹ...ẹ
Vịt: cạp cạp
Gà trống: Ò...ó...o
Lợn: Ụt Ịt
Vận dụng 2: Nói một câu tả tiếng kêu của một con vật ở bài tập 1
Trả lời:
Tiếng mèo kêu "meo meo" nghe rất dễ thương.
Giaibaitap.me
1.Đoạn mở đầu của bài đọc cung cấp cho em những thông tin gì? 2. Mái vòm của nhà hát gợi liên tưởng đến những hình ảnh nào? 3. Việc các buổi biểu diễn nghệ thuật lừng danh, các hội nghị, sự kiện sang trọng được tổ chức ở đây nói lên điều gì?
1. Em đã được tham quan hoặc tìm hiểu về những công trình kiến trúc nổi tiếng nào? 2. Giới thiệu về một công trình kiến trúc mà em thích. 3. Ghi chép một vài công trình mà các bạn giới thiệu. Tên - vị trí - đặc điểm nổi bật
1. Tìm trong hai đoạn mở bài sau: a. Đoạn văn giới thiệu trực tiếp con vật. b. Đoạn văn nói về một việc khác có liên quan để dẫn vào giới thiệu con vật. (1)"Meo, meo". Đấy, chú bạn mới của tôi lại đến chơi với ý tôi đấy.
1.Vào mùa hoa mơ nở, Núi Thơm hiện lên như thế nào? 2. Tìm hình ảnh, từ ngữ cho thấy sức sống của rừng mơ trong khổ thơ thứ ba. 3. Quả mơ hấp dẫn người đi hội mùa xuân như thế nào?