Bài 1 trang 60 SGK Vật Lý 12 Nâng cao
Xét dao động tổng hợp của hai dao động hợp thành có cùng phương và cùng tần số. Biên độ của dao động tổng hợp không phụ thuộc
A. Biên độ của dao động hợp thành thứ nhất.
B. Biên độ của dao động hợp thành thứ hai.
C. Tần số chung của hai dao động hợp thành.
D. Độ lệch pha của hai dao động hợp thành.
Giải
Từ biểu thức \({A^2} = A_1^2 + A_2^2 + 2{A_1}{A_2}\cos ({\varphi _2} - {\varphi _1})\).
Chọn đáp án C.
Bài 2 trang 60 SGK Vật Lý 12 Nâng cao
Hai dao động cơ điều hoà cùng phương, cùng tần số góc \(\omega = 50\;rad/s\), có biên độ lần lượt là \(100\; mm\) và \(173\; mm\), dao động thứ hai trễ pha \({\pi \over 2}\) so với dao động thứ nhất. Xác định dao động tổng hợp.
Hướng dẫn : Có thể chọn gốc thời gian so với pha ban đầu của dao động thứ nhất bằng \(0\).
Giải
Chọn gốc thời gian sao cho pha ban đầu của dao động thứ hai bằng \(0\) thì dao động thứ nhất sẽ sớm pha hơn dao động thứ hai một góc \({\pi \over 2}\).
Suy ra :\({x_1} = 100\cos \left( {50t + {\pi \over 2}} \right)(mm);{x_2} = 173\cos 50t(mm)\)
Ta có thể giải bằng phương pháp vectơ quay.
\(\eqalign{
& OM = \sqrt {OM_1^2 + OM_2^2} \cr
& = \sqrt {{{100}^2} + {{173}^2}} \approx 200(mm) \cr
& \tan \varphi = {{O{M_1}} \over {O{M_2}}} = {{100} \over {173}} =0,578 \Rightarrow \varphi = {\pi \over 6} \cr} \)
Vậy \(x = 200\cos \left( {50t + {\pi \over 6}} \right)(mm)\)
Cách khác : Ta có thể cho dao động thứ hai trễ pha \({\pi \over 2}\) so với dao động thứ nhất 1 góc \({\pi \over 2}\) thì :
\(\eqalign{
& {x_1} = 100\cos 50t(mm);{x_2} = 173\cos \left( {50t - {\pi \over 2}} \right)(mm) \cr
& OM = \sqrt {OM_1^2 + OM_2^2} = 200(mm) \cr} \)
Và \(\tan \varphi = - {{O{M_2}} \over {O{M_1}}} = - 1,73\Rightarrow \varphi = - {\pi \over 3}.\)
Vậy : \(x = 200\cos \left( {50t - {\pi \over 3}} \right)(mm)\)
Bài 3 trang 60 SGK Vật Lý 12 Nâng cao
Dùng công thức lượng giác (tổng của hai cosin) tìm tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số góc \(\omega \), cùng biên độ A và có độ lệch pha \(\Delta \varphi \). Đối chiếu với kết quả nhận được bằng phương pháp sử dụng giản đồ Fre - nen.
Giải
Tổng của hai dao động của hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số góc \(\omega \), cùng biên độ A và có độ lệch pha \(\Delta \varphi = {\varphi _2} - {\varphi _1}.\)
\(\eqalign{
& {x_1} = A\cos (\omega t + {\varphi _1});{x_2} = A\cos (\omega t + {\varphi _2}). \cr
& \Rightarrow x = {x_1} + {x_2} = A\cos (\omega t + {\varphi _1}) + A\cos (\omega t + {\varphi _2}). \cr
& = A\left[ {\cos (\omega t + {\varphi _1}) + \cos (\omega t + {\varphi _2})} \right]. \cr
& = 2A\cos {{\omega t + {\varphi _1} + \omega t + {\varphi _2}} \over 2}\cos {{\omega t + {\varphi _1} - \omega t - {\varphi _2}} \over 2} \cr
& = 2A\cos {{2\omega t + {\varphi _1} + {\varphi _2}} \over 2}\cos {{{\varphi _1} - {\varphi _2}} \over 2} \cr
& x = 2A\cos {{\Delta \varphi } \over 2}\cos \left( {\omega t + {{{\varphi _1} + {\varphi _2}} \over 2}} \right). \cr} \)
+) Biên độ của dao động tổng hợp là \(2A\cos {{\Delta \varphi } \over 2}\)
+) Pha ban đầu của dao động tổng hợp : \(\varphi = {{{\varphi _1} + {\varphi _2}} \over 2}\)
* Nếu dùng phương pháp giản đồ Fre-nen thì :
\(\eqalign{
& {A^2} = A_1^2 + A_2^2 + 2{A_1}{A_2}\cos \left( {{\varphi _1} - {\varphi _2}} \right) \cr
& = {A^2} + {A^2} + 2{A^2}\cos \Delta \varphi = 2{A^2}(1 + \cos \Delta \varphi ) \cr
& = 2{A^2}.2{\cos ^2}{{\Delta \varphi } \over 2} = 4{A^2}{\cos ^2}{{\Delta \varphi } \over 2}. \cr
& \Rightarrow A = 2A\cos {{\Delta \varphi } \over 2}. \cr
& \tan \varphi = {{{A_1}\sin {\varphi _1} + {A_2}\sin {\varphi _2}} \over {{A_1}\cos {\varphi _1} + {A_2}\cos {\varphi _2}}} = {{A\sin {\varphi _1} + A\sin {\varphi _2}} \over {A\cos {\varphi _1} + A\cos {\varphi _2}}} \cr
& {{\sin {\varphi _1} + \sin {\varphi _2}} \over {\cos {\varphi _1} + \cos {\varphi _2}}} = {{2\sin {{{\varphi _1} + {\varphi _2}} \over 2}\cos {{{\varphi _1} - {\varphi _2}} \over 2}} \over {2\cos {{\varphi _1^{} + {\varphi _2}} \over 2}\cos {{{\varphi _1} - {\varphi _2}} \over 2}}} = \tan {{{\varphi _1} + {\varphi _2}} \over 2} \cr
& \Rightarrow \varphi = {{{\varphi _1} + {\varphi _2}} \over 2}. \cr} \)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 65 bài 13 thực hành xác định chu kì dao động của con lắc đơn hoặc con lắc lò xo và gia tốc trọng trường SGK Vật Lý 12 Nâng cao. Câu 1: Trong thí nghiệm về con lắc đơn với góc lệch tương tự...
Giải bài tập trang 78 bài 14 sóng cơ, phương trình sóng SGK Vật lý 12 Nâng cao. Câu 1: Sóng cơ là...
Giải bài tập trang 83 bài 15 phản xạ sóng, sóng dừng SGK Vật lý 12 Nâng cao. Câu 1: Ta quan sát thấy hiện tượng gì khi trên một sợi dây có sóng dừng...
Giải bài tập trang 89 bài 16 giao thoa sóng SGK Vật lý 12 Nâng cao. Câu 1: Điều kiện để có giao thoa sóng là...