Câu 1 trang 19 SGK Sinh học 12 nâng cao
Trình bày sơ đồ cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở vi khuẩn E. coli theo Jacôp và Mônô.
Trả lời:
- Sự hoạt động của ôpêron chịu sự điều khiển của một gen điều hoà (regulator : R) nằm ở trước opêron.
- Bình thường, gen R tổng hợp ra một loại prôtêin ức chế gắn vào vùng chỉ huy do đó gen cấu trúc ở trạng thái bị ức chế nên không hoạt động.
- Khi có chất cảm ứng thì opêron chuyển sang trạng thái hoạt động (cảm ứng).
Câu 2 trang 19 SGK Sinh học 12 nâng cao
Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực có những điểm gì khác điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ?
Trả lời:
Đặc điểm điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực như sau:
- Cơ chế điều hoà phức tạp đa dạng thể hiện ở mọi giai đoạn từ giai đoạn trước phiên mã đến sau dịch mã.
- Thành phần tham gia đa dạng gồm: gen gây tăng cường, gen gây bất hoạt, các gen cấu trúc, vùng khởi động, vùng kết thúc và nhiều yếu tố khác.
- Có nhiều mức điều hoà như: NST tháo xoắn, điều hoà phiên mã và biến đổi sau phiên mã, điều hoà dịch mã và sau dịch mã.
Từ đó có thể thấy sự sai khác so với điều hoà gen ở sinh vật nhân sơ.
Câu 3 trang 19 SGK Sinh học 12 nâng cao
Vai trò của đoạn trình tự tăng cường và đoạn trình tự gây bất hoạt trong việc điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực như thế nào?
Trả lời:
Ở các sinh vật nhân thực, bên cạnh vùng khởi động và kết thúc phiên mã, người ta còn thấy có các yếu tố điều hoà khác như các gen gây tăng cường, gen gây bất hoạt. Các gen gây tăng cường tác động lên gen điều hoà làm tăng sự phiên mã; còn gen bất hoạt làm ngừng quá trình phiên mã.
Câu 4 trang 19 SGK Sinh học 12 nâng cao
Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất. Thành phần cấu tạo của Ôpêrôn Lac bao gồm
A. một vùng vận hành (O) và một nhóm gen cấu trúc.
B. một vùng khởi động (P) và một nhóm gen cấu trúc.
C. một vùng khởi động (P) một vùng vận hành (O) và một nhóm gen cấu trúc.
D. một vùng khởi động (P), một vùng vận hành (O), một nhóm gen cấu trúc và gen điều hòa (R).
Trả lời:
Đáp án C
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 24 SGK Sinh học 12 Nâng cao. Câu 1: Đột biến gen là gì? Có những dạng đột biến điểm nào?...
Giải bài tập trang 28 SGK Sinh học 12 Nâng cao. Câu 1: Nêu tính đặc trưng về hình thái, số lượng của bộ NST của loài. Cho ví dụ chứng minh số lượng NST không phản ánh mức độ tiến hoá...
Giải bài tập trang 32 SGK Sinh học 12 Nâng cao. Câu 1: Mô tả và vẽ hình các dạng đột biến cấu trúc NST..
Giải bài tập trang 36 SGK Sinh học 12 Nâng cao. Câu 1: Đột biến lệch bội và đa bội là gì?...