Câu 1 trang 32 SGK Sinh học 12 nâng cao
Mô tả và vẽ hình các dạng đột biến cấu trúc NST.
Trả lời:
4 dạng đột biến cấu trúc NST:
- Mất đoạn: Một đoạn NST đứt ra rồi mất đi.
- Lặp đoạn: Một, hai hoặc nhiều đoạn của NST có thể lặp 2 hay nhiều lần.
- Đảo đoạn: Một đoạn NST nào đó đứt ra quay 180° rồi gắn lại với nhau. Đảo đoạn có thể có tâm động và không có tâm động.
- Chuyển đoạn: Đoạn NST tách ra ở cả 2 NST không tương đồng và trao đổi với nhau. Chuyển đoạn có thể tương hỗ hoặc không tương hỗ.
Câu 2 trang 32 SGK Sinh học 12 nâng cao
Chọn phương án trả lời đúng nhất. Đột biến cấu trúc NST là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Do phóng xạ tự nhiên.
B. Do phóng xạ sinh ra từ sự phân huỷ các chất đồng vị phóng xạ.
C. Do biến đổi sinh lí nội bào.
D. Cả A, B và C.
Trả lời:
Đáp án D.
Câu 3 trang 32 SGK Sinh học 12 nâng cao
Chọn phương án trả lời đúng. Mất đoạn NST thường gây nên hậu quả nào trong các hiện tượng sau đây?
A. Gây chết hoặc giảm sức sống.
B. Tăng trưởng sức đề kháng của cơ thể.
C. Không ảnh hưởng gì tới đời sống sinh vật.
D. Ít gây hại cho cơ thể
Trả lời:
Đáp án A
Câu 4 trang 32 SGK Sinh học 12 nâng cao
Chọn phương án trả lời đúng nhất. Trong các dạng đột biến cấu trúc NST sau đây, dạng nào thường gây hậu quả lớn nhất?
A. Đảo đoạn NST.
B. Mất đoạn NST.
C. Lặp đoạn NST.
D. Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ.
Trả lời:
Đáp án B.
Giải bài tập trang 36 SGK Sinh học 12 Nâng cao. Câu 1: Đột biến lệch bội và đa bội là gì?...
Giải bài tập trang 37 SGK Sinh học 12 Nâng cao. Câu 1: Tế bào lưỡng bội của ruồi giấm (2n=8) có khoảng 2,83 x 108 cặp nuclêôtit....
Giải bài tập trang 37 SGK Sinh học 12 Nâng cao. Câu 1: Ở thể đột biến của một số loài, sau khi tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 4 lần đã tạo ra số tế bào có tổng cộng là 144 NST...
Giải bài tập trang 45 SGK Sinh học 12 Nâng cao. Câu 1: Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình như thế nào? Phát biểu nội dung quy luật phân li...