Bài 1 - Trang 40 - SGK Vật lý 12
Sóng cơ là gì?
Giải
Sóng cơ là những dao động cơ lan truyền trong môi trường vật chất theo thời gian
Bài 2 - Trang 40 - SGK Vật lý 12
Thế nào là sóng ngang ? Thế nào là sóng dọc?
Giải
Sóng ngang là sóng lan truyền trong đó các dao động diễn ra theo phương trùng với phương truyền năng lượng
Sóng dọc là sóng lan truyền trong đó các dao động diễn ra theo phương vuông góc với phương truyền năng lượng
Bài 3 - Trang 40 - SGK Vật lý 12
Bước sóng là gì ?
Giải
Bước sóng là khoảng cách giữa hai đỉnh sóng (điểm mà sóng đạt giá trị lớn nhất).
Bài 4 - Trang 40 - SGK Vật lý 12
Viết phương trình sóng.
Giải
Nếu phương trình sóng tại nguồn O là uO = A.cos(ωt + φ) thì phương trình truyền sóng tại M M trên phương truyền sóng là:
\(u_{M}(t)=A.cos\left (\omega t +\psi -2\pi \frac{OM}{\lambda } \right )\).
Bài 5 - Trang 40 - SGK Vật lý 12
Tại sao có thể nói sóng vừa có tính tuần hoàn theo thời gian, vừa có tính tuần hoàn theo không gian ?
Giải
Sóng là quá trình tuần hoàn theo thời gian có nghĩa là cứ sau một khoảng thời gian bằng một chu kì thì sự dao động của một điểm lại trở lại y như cũ. Sự tuần hoàn trong không gian thể hiện ở chỗ : những điểm nằm cách nhau những khoảng bằng số nguyên lần bước sóng, trên một phương truyền sóng, thì dao động giống hệt nhau.
Bài 6 - Trang 40 - SGK Vật lý 12
Sóng cơ là gì ?
A. Là dao động lan truyền trong một môi trường.
B. Là dao động của mọi điểm trong một môi trường.
C. Là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường.
D. Là sự truyền chuyển động của các phần tử trong một môi trường.
Giải
Đáp án A.
Bài 7 - Trang 40 - SGK Vật lý 12
Chọn câu đúng.
A. Sóng dọc là sóng truyền dọc theo một sợi dây.
B. Sóng dọc là sóng truyền theo phương thẳng đứng, còn sóng ngang là sóng truyền theo phương nằm ngang.
C. Sóng dọc là sóng trong đó phương dao động (của các phần tử môi trường) trùng với phương truyền.
D. Sóng dọc là sóng truyền theo trục tung, còn sóng ngang truyền theo trục hoành.
Giải
Đáp án C.
Bài 8 - Trang 40 - SGK Vật lý 12
Trong thí nghiệm ở hình 7.1, cần rung dao động với tần số 50Hz. Ở một thời điểm t, người ta đo được đường kính 5 gợn sóng hình tròn liên tiếp lần lượt bằng 12,4 ; 14,3 ; 16,35 ; 18,3 và 20,45cm. Tính tốc độ truyền sóng.
Giải
\(4\lambda =\frac{20,45-12,4}{2}=4,025\)cm => λ = 1,006cm ≈ 0,01m.
Vậy v = λ.f = 0,01.50 = 0,5m/s.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 45 bài 8 giao thoa sóng Sách giáo khoa (SGK) Vật lí 12. Câu 1: Hiện tượng giao thoa của hai sóng là gì ...
Giải bài tập trang 49 bài 9 sóng dừng Sách giáo khoa (SGK) Vật lí 12. Câu 1: Sự phản xạ sóng trên vật cản cố định có đặc điểm gì...
Giải bài tập trang 49 bài 9 sóng dừng Sách giáo khoa (SGK) Vật lí 12. Câu 6: Nêu điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do...
Giải bài tập trang 55 bài 10 đặc trưng vật lí của âm Sách giáo khoa (SGK) Vật lí 12. Câu 1: Hạ âm và siêu âm có cùng bản chất không...