Câu 40 trang 74 SGK Hình học 11 Nâng cao
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng ?
a. Hình chiếu song song của hai đường thẳng chéo nhau có thể trùng nhau
b. Hình chiếu song song của hai đường thẳng chéo nhau thì cắt nhau
c. Hình chiếu song song của hai đường thẳng chéo nhau có thể song song với nhau
d. Hình chiếu song song của hai đường thẳng chéo nhau có thể cắt nhau, trùng nhau, song song với nhau
Giải
a) Sai vì nếu hình chiếu song song của hai đường thẳng mà trùng nhau thì hai đường thẳng đó cùng thuộc một mặt phẳng.
b) Sai vì hình chiếu song song của hai đường thẳng chéo nhau có thể song song với nhau.
c) Đúng.
d) Sai.
Câu 41 trang 74 SGK Hình học 11 Nâng cao
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng ?
a. Hình chiếu song song của hai đường thẳng cắt nhau có thể song song với nhau
b. Hình chiếu song song của hai đường thẳng cắt nhau có thể cắt nhau
c. Hình chiếu song song của hai đường thẳng cắt nhau có thể trùng nhau
d. Một đường thẳng có thể song song với hình chiếu song song của nó
e. Một đường thẳng luôn cắt hình chiếu song song của nó
f. Một đường thẳng có thể trùng với hình chiếu song song của nó
Giải
a) Sai
b) Đúng.
c) Đúng.
d) Đúng.
e) Sai.
f) Đúng.
Câu 42 trang 74 SGK Hình học 11 Nâng cao
Tam giác ABC có hình chiếu song song là tam giác A’B’C’. Chứng minh rằng trọng tâm tam giác ABC có hình chiếu song song là trọng tâm tam giác A’B’C’
Giải
Gọi G là trọng tâm ∆ABC, M là trung điểm BC
G’, M’ là hình chiếu song song của G và M.
Ta có M’ là trung điểm B’C’ và \({{A'G'} \over {G'M'}} = {{AG} \over {GM}} = 2\)
\(⇒\) G’ là trọng tâm ∆A’B’C’.
Câu 43 trang 75 SGK Hình học 11 Nâng cao
Vẽ hình biểu diễn của một tứ diện và trọng tâm của nó
Giải
Hình biểu diễn của một tứ diện là tứ giác ABCD.
Lấy M và N lần lượt là trung điểm AB và CD thì trung điểm G của MN sẽ biểu diễn cho trọng tâm của tứ diện.
Câu 44 trang 75 SGK Hình học 11 Nâng cao
Vẽ hình biểu diễn của một tam giác vuông nội tiếp trong một đường tròn
Giải
Vẽ elip tâm O là hình biểu diễn của đường tròn đã cho. Lấy B và C là hai điểm trên elip sao cho B, O, C thẳng hàng và một điểm A thuộc elip sao cho A khác B và C. Khi đó, tam giác ABC là hình biểu diễn của một tam giác vuông nội tiếp trong một đường tròn.
Câu 45 trang 75 SGK Hình học 11 Nâng cao
Vẽ hình biểu diễn của một hình vuông nội tiếp trong một đường tròn
Giải
Theo bài 44, vẽ tam giác ABC là hình biểu diễn của một tam giác vuông nội tiếp trong một đường tròn. Qua O ta kẻ hai dây ME và NF của elip lần lượt song song với AC và AB. Khi đó tứ giác MNEF là hình biểu diễn của một hình vuông nội tiếp trong một đường tròn.
Câu 46 trang 75 SGK Hình học 11 Nâng cao
Vẽ hình biểu diễn của một lục giác đều
Giải
Xét hình lục giác đều ABCDEF, ta thấy:
Tứ giác OABC là hình thoi.
Các điểm D, E, F lần lượt là các điểm đối xứng của các điểm A, B, C qua tâm O.
Từ đó ta suy ra cách vẽ hình biểu diễn của lục giác đều ABCDEF như sau:
- Vẽ hình bình hành O’A’B’C’ biểu diễn cho hình thoi OABC.
- Lấy các điểm D’, E’, F’ lần lượt đối xứng với các điểm A’, B’, C’ qua O’, ta được hình biểu diễn A’B’C’D’E’F’ của hình lục giác đều ABCDEF.
Câu 47 trang 75 SGK Hình học 11 Nâng cao
Cho hình hộp ABCD.A1B1C1D1. Tìm điểm I trên đường chéo B1D và điểm J trên đường chéo AC sao cho IJ // BC1. Tính tỉ số \({{ID} \over {I{B_1}}}\)
Giải
Giả sử, ta tìm được I ∈ B1D, J ∈ AC sao cho IJ // BC1
Xét phép chiếu song song theo phương BC1 lên mp(ABCD). Khi đó hình chiếu của các điểm I , D, B1 lần lượt là J, D , B1’
Do D, I ,B1 thẳng hàng nên D, J, B1’ thẳng hàng
Vậy J chính là giao điểm của hai đường thẳng B’1D và AC. Từ đó ta có thể tìm I, J như sau:
- Dựng B’1 là hình chiếu B1 qua phép chiếu song song ở trên (BC1B1B’1 là hình bình hành)
- Dựng J là giao điểm của B’1D với AC
- Trong mp(B1B’1D) kẻ JI song song với B1B’1 cắt B1D tại I
Rõ ràng I và J thỏa mãn điều kiện của bài toán
Dễ thấy B’1 thuộc đường thẳng BC và \(AD = {1 \over 2}B{'_1}C\)
Từ đó suy ra : \({{ID} \over {I{B_1}}} = {{ID} \over {JB{'_1}}} = {{AD} \over {B{'_1}C}} = {1 \over 2}\)
Vậy ta có: \({{ID} \over {I{B_1}}} = {1 \over 2}\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 77, 78 ôn tập chương II - Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian quan hệ song song SGK Hình học 11 Nâng cao. Câu 1: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng...
Giải bài tập trang 78 ôn tập chương II - Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian quan hệ song song SGK Hình học 11 Nâng cao. Câu 1: Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AD và BC...
Giải bài tập trang 91 bài 1 vectơ trong không gian và sự đồng phẳng của các vectơ SGK Hình học 11 Nâng cao. Câu 1: Ba vecto có đồng phẳng không nếu một trong hai điều sau đây xảy ra...
Giải bài tập trang 95, 96 bài 2 hai đường thẳng vuông góc SGK Hình học 11 Nâng cao. Câu 7: Mỗi khẳng định sau có đúng không ...