Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải sách bài tập Toán 11

CHƯƠNG III. DÃY SỐ. CẤP SỐ CỘNG VÀ CẤP SỐ NHÂN

Giải bài tập trang 126, 127 bài ôn tập chương III Dãy số, cấp số cộng và cấp số nhân Sách bài tập (SBT) Đại số và giải tích 11. Câu 1: Chứng minh rằng ...

Bài 1 trang 126 Sách bài tập (SBT) Đại số và giải tích 11

Chứng minh rằng 

a) \({n^5} - n\) chia hết cho 5 với mọi \(n \in N*\) ;

b) Tổng các lập phương của ba số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 9 ;

c) \({n^3} - n\) chia hết cho 6 với mọi \(n \in N*\) ;

Giải:

a)      HD: Xem ví dụ 1, .

b)      HD: Đặt \({A_n} = {n^3} + {\left( {n + 1} \right)^3} + {\left( {n + 2} \right)^3}\) dễ thấy \({A_1} \vdots 9\)

Giả sử đã có \({A_1} \vdots 9\) với \(k \ge 1\). Ta phải chứng minh \({A_{k + 1}} \vdots 9\)

Tính \({A_{k + 1}} = {A_k} + 9{k^2} + 27k + 27\)

c)      Làm tương tự như 1.a).


Bài 2 trang 127 Sách bài tập (SBT) Đại số và giải tích 11

Chứng minh các đẳng thức sau với n  N*

a) \({A_n} = {1 \over {1.2.3}} + {1 \over {2.3.4}} + ... + {1 \over {n\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)}} = {{n\left( {n + 3} \right)} \over {4\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)}}\) ;

b) \({B_n} = 1 + 3 + 6 + 10 + ... + {{n\left( {n + 1} \right)} \over 2} = {{n\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)} \over 6}\) ;

c) \({S_n} = \sin x + \sin 2x + \sin 3x + ... + \sin nx = {{\sin {{nx} \over 2}.\sin {{\left( {n + 1} \right)x} \over 2}} \over {\sin {x \over 2}}}\)  

Giải:

a)      HD: Kiểm tra với n = 1 sau đó biểu diễn

\({A_{k + 1}} = {A_k} + {1 \over {\left( {k + 1} \right)\left( {k + 2} \right)\left( {k + 3} \right)}}\)

b)      HD: Kiểm tra với n = 1

Giả sử đã cho \({B_k} = {{k\left( {k + 1} \right)\left( {k + 2} \right)} \over 2}\)

Ta cần chứng minh

\({B_{k + 1}} = {{\left( {k + 1} \right)\left( {k + 2} \right)\left( {k + 3} \right)} \over 2}\) bằng cách tính \({B_{k + 1}} = {B_k} + {{\left( {k + 1} \right)\left( {k + 2} \right)} \over 2}\)

c)      HD: Kiểm tra với n = 1

Giả sử đã có \({S_k} = {{\sin {{kx} \over 2}.\sin {{\left( {k + 1} \right)} \over 2}x} \over {\sin {x \over 2}}}\)

Viết \({S_{k + 1}} = {S_k} + \sin \left( {k + 1} \right)x\) sử dụng giả thiết quy nạp và biến đổi ta có

\({S_{k + 1}} = {{\sin {{\left( {k + 1} \right)x} \over 2}.\sin {{\left( {k + 2} \right)} \over 2}x} \over {\sin {x \over 2}}}\left( {đpcm} \right)\) 


Bài 3 trang 127 Sách bài tập (SBT) Đại số và giải tích 11

Chứng minh các bất đẳng thức sau

a) \({3^{n - 1}} > n\left( {n + 2} \right)\) với \(n \ge 4\) ;

b) \({2^{n - 3}} > 3n - 1\) với \(n \ge 8\)

Giải:

a) Với n = 4 thì \({3^{4 - 1}} = 27 > 4\left( {4 + 2} \right) = 24\)

Giả sử đã có

\({3^{k - 1}} > k\left( {k + 2} \right)\) với \(k \ge 4\)    (1)

Nhân hai vế của (1) với 3, ta có

\(\eqalign{
& {3.3^{k - 1}} = {3^{\left( {k + 1} \right) - 1}} > 3k\left( {k + 2} \right) \cr
& {\rm{ = }}\left( {k + 1} \right)\left[ {\left( {k + 1} \right) + 2} \right] + 2{k^2} + 2k - 3 \cr} \)                      

Do \(2{k^2} + 2k - 3 > 0\) nên \({3^{\left( {k + 1} \right) - 1}} > \left( {k + 1} \right)\left[ {\left( {k + 1} \right) + 2} \right]\) chứng tỏ bất đẳng thức đúng với n = k + 1

b)      Giải tương tự câu a).


Bài 4 trang 127 Sách bài tập (SBT) Đại số và giải tích 11

Cho dãy số \(\left( {{u_n}} \right) \) :

\({\rm{ }}\left\{ \matrix{
{u_1} = 1,{u_2} = 2 \hfill \cr
{u_{n + 1}} = 2{u_n} - {u_{n - 1}} + 1{\rm\,\,{ với\,\, n}} \ge {\rm{2}} \hfill \cr} \right.\) 

a)      Viết năm số hạng đầu của dãy số ;

b)      Lập dãy số \(\left( {{v_n}} \right) \) với \({v_n} = {u_{n + 1}} - {u_n}\). Chứng minh dãy số \(\left( {{v_n}} \right) \) là cấp số cộng ;

c)      Tìm công thức tính \(\left( {{u_n}} \right) \) theo n.

Giải:

a)      Năm số hạng đầu là 1, 2, 4, 7, 11

b)      Từ công thức xác định dãy số ta có

\({u_{n + 1}} = 2{u_n} - {u_{n - 1}} + 1\) hay \({u_{n + 1}} - {u_n} = {u_n} - {u_{n - 1}} + 1\)   (1)

Vì \({v_n} = {u_{n + 1}} - {u_n}\) nên từ (1), ta có

\({v_n} = {v_{n - 1}} + 1\) với \(n \ge 2\)    (2)

Vậy \(\left( {{v_n}} \right) \) là cấp số cộng với \({v_1} = {u_2} - {u_1} = 1\) công sai d = 1

c)      Để tính \(\left( {{u_n}} \right) \) ta viết

\(\eqalign{
& {v_1} = 1 \cr
& {v_2} = {u_3} - {u_2} \cr
& {v_3} = {u_4} - {u_3} \cr
& ... \cr
& {v_{n - 2}} = {u_{n - 1}} - {u_{n - 2}} \cr
& {v_{n - 1}} = {u_n} - {u_{n - 1}} \cr}\) 

Cộng từng vế n - 1 hệ thức trên và rút gọn, ta được

\({v_1} + {v_2} + ... + {v_{n - 1}} = 1 - {u_2} + {u_n} = 1 - 2 + {u_n} = {u_{n - 1}}\) suy ra

\({u_n} = 1 + {v_1} + {v_2} + ... + {v_{n - 1}} = 1 + {{n\left( {n - 1} \right)} \over 2}\)

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác