Câu 1: Hãy vẽ sơ đồ các bộ phận của văn học Việt Nam.
Câu 2: Trình bày quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
- Quá trình phát triển của văn học Việt Nam gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước.
- Nhìn tổng quát, văn học Việt Nam đã trải qua 3 thời kì lớn:
+ Văn học từ thế kỉ X – hết thế kỉ XIX.
+ Văn học từ đầu thế kỉ XX – cách mạng tháng 8- 1945
+ Văn học từ sau cách mạng tháng 8 (1945) – hết thế kỉ XX.
- Về chủ yếu, văn học viết Việt Nam trải qua 2 thời kì chính:
+ Văn học trung đại (X – hết XIX)
+ Văn học hiện đại ( đầu XX – hết XX)
1. VĂN HỌC TRUNG ĐẠI (X – HẾT XIX)
|
Văn học trung đại (X- hết XIX) |
1. Bối cảnh |
- Giao lưu văn hóa, văn học vùng Đông Á, Đông Nam Á (đặc biệt là Trung Quốc). |
2. Chữ viết |
- Chữ Hán: + Là phương tiện để tiếp nhận những học thuyết lớn về triết học, chính trị, đạo đức, thẩm mĩ của phương Đông (Nho, Phật, Lão – Trang); các nhà văn, nhà thơ tiếp nhận thể loại, thi pháp văn học cổ - trung đại Trung đại). + Thành tựu:
: Thơ thiền, văn xuôi ( truyền kì: Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục), kí sự : Thượng kinh kí sự, Vũ trung tùy bút, tiểu thuyết chương hồi: Hoàng Lê nhất thống chí)
:Các tác giả thơ thiền thời Lí – Trần, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát,... - Chữ Nôm: + Phát triển mạnh từ thế kỉ XV, đạt đỉnh cao cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX. + Thành tựu:
Tiếp thu, sáng tạo thể thơ Đường luật : thơ Nôm Đường luật; hình thành các thể thơ dân tộc: truyện thơ Nôm, ngâm khúc, hát nói,...
Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, ...
|
2. VĂN HỌC HIỆN ĐẠI (ĐẦU XX – HẾT XX)
|
Văn học hiện đại (X- hết XX) |
1. Bối cảnh |
- Mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp xúc với các nền văn học châu Âu. |
2. Các giai đoạn phát triển |
- 4 giai đoạn: + Đầu thế kỉ XX- 1930 + 1930 – cách mạng tháng 8- 1945 + Cách mạng tháng 8 – 1945 – 1975 + 1975 – hết XX. |
3. Đặc điểm |
- Tác giả: xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, sáng tác thơ làm nghề nghiệp. - Đời sống văn học: + Tác phẩm văn học đi vào đời sống nhanh hơn. + Mối quan hệ giữa độc giả, tác giả mật thiết hơn. + Đời sống văn học năng động, sôi nổi hơn. - Thể loại: nhiều thể loại mới ra đời: thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói,... -Thi pháp: hệ thống thi pháp mới ( lối viết hiện thực, đề cao cá tính sáng tạo, đề cao cái tôi,... )dần thay thế hệ thống thi pháp cũ.
|
Câu 3: Dùng hiểu biết của mình để làm sáng tỏ nhận định: Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng.
Con người Việt Nam qua văn học tồn tại qua 4 mối quan hệ cơ bản:
1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên.
- Nội dung quan trọng nhất là tình yêu thiên nhiên.
- Biểu hiện:
+ Trong văn học dân gian: đó là hình ảnh tươi đẹp, đáng yêu của thiên nhiên: núi, sông, đồng lúa, cánh cò, vầng trăng,...
+ Thơ ca trung đại: hình tượng thiên nhiên gắn với lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ. Hình tượng tùng, cúc, trúc, mai tượng trưng cho nhân cách cao thượng, ....
+ Văn học hiện đại: thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, tình yêu lứa đôi.
2. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc
- Quan trọng nhất là tinh thần yêu nước.
- Biểu hiện:
+ Trong văn học dân gian:tình yêu làng xóm, quê hương, căm ghét kẻ thù xâm lược.
+ Trong văn học trung đại: ý thức sâu sắc về quốc hia, dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời
+ Trong văn học cách mạng: gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giai cấp, lí tưởng xã hội
3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội
- Xây dựng 1 xã hội tốt đẹp, công bằng là ước muốn ngàn đời của con người Việt Nam.
- Biểu hiện:
+ Trong văn học dân gian: đó là hình ảnh của ông Tiên, ông Bụt, những chàng hoàng tử hay cứu giúp người khốn khó.
+ Trong văn học trung đại: đó là ước mơ về xã hội Nghiêu- Thuấn giàu đủ, hạnh phúc.
+ Trong văn học hiện đại: đó là ước mơ xây dựng lí tưởng xã hội chủ nghĩa, đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng cuộc sống mới.
4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân
- Văn học Việt Nam ghi lại quá trình lựa chọn, kết hợp hài hòa giữa ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng.
- Biểu hiện:
+ Trong hoàn cảnh đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt: con người Việt Nam đề cao ý thức cộng đồng, xem nhẹ ý thức cá nhân.
+ Trong hoàn cảnh khác: cái tôi cá nhân được đề cao (thế kỉ XVIII, giai đoạn 1930- 1945)
Giaibaitap.me