Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
5 trên 1 phiếu

Soạn văn lớp 10

Soạn văn bài Ôn tập phần làm, SGK Ngữ văn 10 tập 2.Câu 1. Nêu đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận và các yêu cầu kết hợp chúng trong thực tế viết văn bản.Cho biết vì sao cần kết hợp các kiểu văn bản đó với nhau?

Câu 1: Nêu đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận và các yêu cầu kết hợp chúng trong thực tế viết văn bản.

Cho biết vì sao cần kết hợp các kiểu văn bản đó với nhau?

- Đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận, học sinh tham khảo bảng so sánh sau:

Phương diện

Tự sự

Thuyết minh

Nghị luận

Đặc điểm

Trình bày một chuỗi các sự việc (sự kiện) có sự tiếp nối giữa chúng hướng đến một kết thúc nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó.

Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tĩnh có ích hoặc tính có hại của sự vật hiện tượng

Trinh bày tư tưởng quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận

 Mục đích

Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ tình cảm.

 

Giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với chúng

 

Thuyết phục mọi người tin, nghe và làm theo cái đúng, từ bỏ cái sai, cái xấu

- Mối quan hệ giữa các phương thức trong văn bản:

Tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận. Ngoài ra, tự sự còn có thể kết hợp với miêu tả nội tâm, đối thoại hoặc độc thoại nội tâm.

+ Thuyết minh: Có sử dụng các yếu tố miêu tả, nghị luận.

+ Nghị luận: Có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.

- Tuỳ yêu cầu của từng văn bản cụ thể để kết hợp các yếu tố một cách hợp lí. Tuy nhiên, cần biết rằng, các yếu tố kết hợp chỉ bổ sung, phục vụ cho mục đích của bài viết, tránh hiện tượng yếu tố phụ chiếm tỉ lệ lớn hơn yếu tố chính.

Câu 2: Sự việc và chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự là gì? Cho biết cách lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu khi viết văn bản này?

- Sự việc là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác. Sự việc tiêu biểu là những sự việc quan trọng góp phần làm nên cốt truyện, biểu thị tập trung nhất tư tưởng, chủ đễ của tác phẩm tự sự

- Chi tiết là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về nội dung, cảm xúc và tư tưởng. Chi tiết tiêu biểu, là yếu tố quan trọng trong quá trình kê lại một câu chuyện.

- Sự việc và chi tiết tiêu biểu có vai trò dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách của nhân vật, tạo sự hấp dẫn, nhấn mạnh ý nghĩa của văn bản. Vì vậy lựa chọn được sự việc và chi tiết tiêu biểu là khâu quan trọng trong quá trình viết hoặc kể lại câu chuyện.

- Khi viết văn bản tự sự, muốn lựa chọn các sự việc, chi tiết tiêu biểu, cần có công quan sát, suy ngẫm, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng... nhằm phát hiện ra những sự việc, chi tiết nào có ý nghĩa nhất, giúp cho việc bộc lộ chủ đề, xây dựng tính cách nhân vật được rõ nét nhất.

Câu 3.Trình bày cách lập dàn ý, viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Lập dàn ý cho một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm, cần lưu ý những điểm sau đây:

+ Dàn ý đó cũng tương tự như dàn ý cảu bài văn tự sự bình thường khác (gồm ba phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài).

+ Tuy nhiên, trong thân bài (phần chính của truyện), cần bố trí các đoạn để có thể miêu tả và biểu cảm đối với nhân vật, hoàn cảnh nhân vật. Trong phần kết cũng thường có những đoạn văn biểu cảm.

+ Chú ý: Không nên miêu tả và biểu cảm lan man, chỉ nên tập trung khắc hoạ hình tượng nhân vật, như miêu tả ngoại hình, miêu tá nội tâm, miêu tả và biểu cảm về hoàn cảnh nhân vật...

+ Trong thực tế không có ranh giới rõ ràng giữa các yếu tố tự sự, miêu íả và biểu cảm... mà các yếu tố này luôn đan xen và hỗ trợ cho nhau, tập trung làm rõ chủ đề. Trong văn tự sự, yếu tố miêu tả và biểu cảm góp phần làm “sinh động hoá” cốt truyện, nhân vật và sự việc. Đồng thời nó khiến cho văn bản tự sự sẽ hấp dẫn và truyền cảm hơn.

- Học sinh tự chọn viết đoạn văn.

Câu 4: Trình bày các phương pháp thuyết minh thường được sử dụng trong một bài văn thuyết minh.

    Phương pháp thuyết minh là một hệ thống những cách thức được sử dụng nhằm đạt được mục đích đặt ra. Phương pháp thuyết minh rất quan trọng đối với bài văn thuyết minh. Nắm được phương pháp, người viết (người nói) mới truyền đạt đến người đọc (người nghe) những hiểu biết về sự vật, sự việc, hiện tượng một cách hiệu quả.

   Các phương pháp thuyết minh đã học ở THCS gồm: nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích.

   Ở lớp 10, các phương pháp thuyết minh trên được củng cố và nâng cao. Ngoài ra, chương trình còn giới thiệu một số phương pháp mới khác, như: thuyết minh bằng cách chú thích; thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân - kết quả (xem bài học tuần 23).

Câu 5: Làm thế nào để viết được một bài văn thuyết minh chuẩn xác và hấp dẫn?

a. Yêu cầu về tính chuẩn xác

- Tìm hiểu thấu đáo về đối tượng trước khi viết.

- Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, tìm được các số liệu có giá trị của các chuyên gia, các nhà khoa học có tên tuổi, các cơ quan có thẩm quyền... về vấn đề cần phải thuyết minh.

- Chú ý đến thời điểm xuất bản của các tài liệu để có thể cập nhật những thông tin mới và những thay đổi thường có

b. Yêu cầu về tính hấp dẫn

- Đưa ra những chi tiết cụ thể sinh động, những con số chính xác để bài văn không trừu tượng, mơ hồ.

- So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc người nghe.

- Kết hợp và sử dụng các kiểu câu làm cho bài văn thuyết minh biến hoá linh hoạt, không đơn điệu.

- Khi cần, nên phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng cần thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt.

Câu 6:  Trình bày cách lập dàn ý và viết các đoạn văn thuyết minh

a. Yêu cầu viết một đoạn văn thuyết minh

- Xác định chủ đề của đoạn văn

- Sử dụng hợp lí các phương pháp thuyết minh.

- Các câu trong đoạn văn phải đảm bảo tính liên kết về hình thức và nội dung

- Dùng từ ngữ, đặt câu trong sáng, đúng phong cách ngôn ngữ viết.

b. Cách lập dàn ỷ cho bài văn thuyết minh

Muốn lập dàn ý cho bài văn thuyết minh, cần nắm vững các kiến thức cần thiết về dàn ý và có kĩ năng xây dựng dàn ý nói chung; có đầy đủ tri thức cần thiết cho bài thuyết minh của mình; và cuối cùng, cần sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí.

- Viết đoạn mở đầu của bài văn thuyết minh: cần nêu đề tài bài viết (như giới thiệu đối tượng nào?); cho người đọc biết mục đích thuyết minh của bài viết; nêu ý nghía và tầm quan trọng của đối tượng thuyết minh để thu hút người đọc (người nghe)...

- Viết phần thân bài: Tuỳ theo từng bài văn cụ thể để lựa chọn cách viết phù hợp. Trong phần thân bài có nhiều đoạn văn với những mục đích, nội đune khác nhau. Thông thường, có thể xác định những đoạn văn sau:

+ Đoạn văn cung cấp tri thức (thông báo). Trong đoạn văn này, cần cung cấp những thông tin chính xác, cập nhật và quan trọng hợp là những thông tin đó phải được lựa chọn, phục vụ cho mục đích thuyết minh.

+ Đoạn văn lập luận: Dùng lí lẽ để phân tích thông tin, chỉ rõ ý nghĩa của các thông tin ấy có liên quan đến mục tiêu thuyết minh như thế nào.

+ Đoạn văn thuyết phục: Đây là đoạn trực tiếp tác động đến cảm xúc, suy nghĩ của người nghe (người đọc). Tuỳ theo đối tượng người nghe (người đọc) để có những lời lẽ thuyết phục phù hợp.

- Viết phần kết bài: Trở lại với đề tài của văn bản thuyết minh, lưu lại những ấn tượng ở người nghe (người đọc).

Câu 7. Trình bày cấu tạo của một lập luận, các thao tác nghị luận và cách lập dàn ý bài văn nghị luận

- Cấu tạo của một lập luận:

Lập luận gồm luận điểm, luận cứ, luận chứng.

Luận điểm là vấn đề được đưa ra để bàn bạc. Luận cứ là những cơ sở làm chỗ dựa về mặt lí luận và thực tiễn. Luận chứng là những ví dụ thực tế nhằm chứng minh cho luận điểm, luận cứ.

- Các thao tác nghị luận:

Thao tác nghị luận là những động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được quy định trong hoạt động nghị luận.

Các thao tác nghị luận gồm: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp và so sánh

- Muốn lập được dàn ý cho bài văn nghị luận cần:

+ Nhận thức đúng về bài nghị luận (kiểu bài nghị luận, vấn đề nghị luận, phạm vi tài liệu).

+ Tìm ý cho bài văn. Tìm ý chính là tìm ra các luận điểm, luận cứ, từ khái quát đến cụ thể, chi tiết.

+ Lập dàn ý là việc lựa chọn, sắp xếp, triển khai các luận điểm, luận cứ lồng vào bố cục ba phần sao cho hợp lí.

Câu 8: Trình bày yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự, văn bản thuyết minh.

Các phương diện

Tóm tắt văn bản tự sự

Tóm tắt văn bản thuyết minh

Yêu cầu

- Văn bản tự sự thường được tóm tắt theo hai cách: tóm tắt theo cốt truyện và tóm tắt theo nhân vật chính. Dù tóm tắt theo cách nào cũng phải tôn trọng nội dung cơ bản của tác phẩm, thoả mãn những yêu cầu cơ bản của một văn bản và đáp ứng được mục đích tóm tắt.

- Tóm tắt tác phẩm tự sự dựa theo nhân vật chính giúp ta nắm vững tính cách, số phận của nhân vật, góp phần tìm hiểu và đánh giá tác phẩm.

 

Tóm tắt văn bản thuyết minh nhằm để hiểu và nắm vững được những nội dung chính của văn bản đó. Bản tóm tắt phải rõ ràng chính xác so với nội dung của văn bản gốc.

 

 

Cách thức

Để tóm tắt tác phẩm tự sự theo nhân vật chính ta cần:

+ Xác định mục đích tóm tắt

+ Đọc văn bản để xác định nhân vật chính, đặt nhân vật trong mối quan hệ với nhân vật khác và diễn biến của các sự việc trong cốt truyện.

+ Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình để giới thiệu nhân vật, nêu rõ các hành động và lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của cốt truyện.

+ Kiểm tra và sửa chữa văn bản tóm tắt cho phù hợp với mục đích và yêu cầu của viêc tóm tắt.

 

Muốn tóm tắt văn bản thuyết minh cần:

+ Xác định mục đích yêu cầu tóm tắt

+ Đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh.

+ Tìm bố cục của văn bản.

+ Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.

 

 

Câu 9. Nêu đặc điểm và cách viết kế hoạch cá nhân, quảng cáo.

Học sinh tham khảo bảng so sánh sau:

Yêu cầu

Lập kế hoạch cá nhân

Viết quảng cáo

Nội dung

Kế hoạch cá nhân là bản dự kiến những công việc sắp tới của cá nhân, giúp ta chủ động tiến hành công việc đạt kết quả cao.

Quảng cáo là loại văn bản thông tin nhằm thuyết phục khách hàng về chất lượng, lợi ích, sự tiện dụng... của sản phẩm, dịch vụ để kích thích nhu cầu mua hàng hoặc sử dụng dich vụ.

Hình thức

- Trình bày một cách khoa học, cụ thể về thời gian, mục tiêu cần đạt...

- Ngoài tiêu đề, kế hoạch cá nhân có 2 phần:

+ Phần đầu: ghi rõ họ tên, địa chỉ (nếu cần)

+ Phần hai: nêu nội dung công việc, thời gian, địa điểm và dự kiến kết quả đat đươc.

 

Văn bản quảng cáo cần ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, tạo ấn tượng, trung thực, tôn trọng pháp luật và thuần phong mĩ tục.

 

Cách viết

- Để lập kế hoạch cá nhân cần nắm được yêu cầu, nội dung cồng việc và quỹ thời gian hiện có.

- Bản kế hoạch cá nhân cần thể hiộn rõ mục tiêu, nội dung, cách thức và thời ẹian tiến hành để hoàn thành công việc.

- Lời văn cần ngắn gọn, súc tích, thể hiện dưới dạng các đề mục lớn nhỏ khác nhau, cần thiết có thể kẻ bảng.

 

Để viết văn bản quảng cáo cần chọn được nội dung độc đáo, gây ấn tượng, thể hiện tính ưu việt của sản phẩm, dịch vụ rồi trình bày theo kiểu quy nạp hoặc so sánh và sử dụng những từ ngữ khẳng định tính tuyệt đối.

Câu 10: Nêu cách thức trình bày một vấn đề

- Trình bày một số vấn đề là kĩ năng giao tiếp quan trọng và thường xuyên được sử dụng

- Trước khi trình bày cần tìm hiểu, suy nghĩ, nghiền ngẫm để hiểu đối tượng, chuẩn bị để tài, đề cương cho bài nói. Khi trình bày tuân thủ trình tự sau: khởi đầu, diễn biến (lần lượt trình bày các nội dung), kết thúc (nói lời cảm ơn người nghe).

- Chú ý đến ngữ điệu, cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ...

LUYỆN TẬP

Câu 1:  Lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong văn tự sự, thuyết minh.

- Học sinh xem lại các bài tập về lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong văn tự sự (xem bài Lập dàn ý bài văn tự sự - tuần 4; Luyện tập viết đoạn văn tự sự - tuần 10).

- Học sinh xem lại các bài tập về lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong văn thuyết minh (Lập dàn ý bài văn thuyết minh - tuần 18; Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh - tuần 24).

Câu 2:

* Gợi ý: Các bài được yêu cầu tóm tắt nêu trên đều là những bài có nhiều mục với nhiều nội dung phức tạp. Vì vậy muốn tóm tắt được dễ dàng, cần tiến hành theo các bước sau:

- Đọc lướt qua một lượt toàn bộ nội dung văn bản.

- Xác định những mục chính, những nội dung cơ bản của bài (xác định bằng cách tìm câu chủ đề của mỗi đoạn văn).

- Tiến hành tóm tắt (bám vào các câu chủ đề vừa xác định được).

- Kiểm tra lại văn bản tóm tắt và sửa chữa nếu thấy cần thiết.

* Tham khảo văn bản tóm tắt dưới đây: Tóm tắt bài “Văn bản văn học”.

Bài Văn bản văn học gồm ba phần lớn. Mở đầu bài viết trình bày những tiêu chí của một văn bản văn học (để phân biệt với những văn bản thuộc phong cách khác). Theo những tiêu chí này, văn bản văn học là những văn bản đi sâu khám phá thế giới tình cảm, nhu cầu thẩm mĩ của con người bằng ngôn từ nghệ thuật  có tính hình tượng và tính thẩm mĩ cao. Thêm nữa, mỗi văn bản văn học bao giờ cũng phải thuộc về một thể loại nhất định với những quy ước thể loại riêng.

 Sau khi đưa ra tiêu chí, bài viết tiếp tục trình bày cặn kẽ cấu trúc ba tầng lớp (tầng ngôn ngữ, tầng hình tượng và tầng hàm nghĩa) của mỗi tác phẩm văn chương.

Bài viết kết thúc bằng việc đặt văn bản văn học vào quá trình tiếp nhận. Theo đó, văn bản của nhà văn chỉ thực sự trở thành tác phẩm văn học thông qua việc đọc, thông qua sự cảm thụ của người đọc.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác