Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
5 trên 1 phiếu

Soạn văn lớp 10

Soạn văn bài Khái quát văn học việt nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, SGK Ngữ văn 10 tập 1.Câu 1. Những điểm chung và riêng của hai thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm:

1. Nêu những điểm chung và riêng của hai thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm

Thành phần

Đặc điểm

Văn học chữ Hán

Văn học chữ Nôm

Về thời điểm xuất hiên

Khoảng từ TK X

Khoảng cuối TK XIII

Về thể loại

Gồm nhiều thể loại phong phú: chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết, chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ đường luật...

Chủ yếu là thơ, bao gồm truyện thơ (thể lục bát), ngâm khúc (thể song thất lục bát), thơ Nôm, đường luật, thơ đường luật thất ngôn xen lục ngôn, hát nói...

Vị trí

Là bộ phận có địa vị thống trị, được các triều đại phong kiến coi trọng.

Là bộ phận không được giai cấp thống trị coi trọng nhưng có vị trí đặc biệt trong nền văn hoc dân tộc.

Thành tựu, ý nghĩa, giá trị

Nhiều thành tựu to lớn

Cũng có nhiều thành tựu lớn cho thấy sức sống của ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam.

2. Dựa vào kiến thức đã trình bày trong mục II (SGK), lập bảng tổng kết vể tình hình phát triển của văn học Việt Nam thời trung đai theo mẫu 

 

Giai đoạn văn học

Nội dung

Nghệ thuật

Sự kiện văn hoc, tác giả, tác phẩm

 Từ TK X đến TK XIV  Chủ nghĩa yêu nước với âm hưởng hào hứng  Văn học chữ Hán: Tiếp thu các loại văn học chữ Hán.

-Dân tộc mới giành được độc lập, văn học chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn học Hán.

-       Chiến thắng quân Nguyên - Mông.

-   Các tác giả, tác phẩm

 

 

Văn học chữ Nôm mới xuất hiện.

Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Vận nước (Đỗ Pháp Thuận), Sông núi nước Nam (Lý Thường Kiệt), Hịch tướng sỹ (Trần Quốc Tuấn), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu),...

Từ TK XV đến hết TK XVII

Từ nội dung yêu nước mang âm hưởng ngợi ca, đến phản ánh và phê phán hiện thực.

Văn học chữ Hán phát triển với nhiều thể loại: Thơ chữ Nôm cũng phát triển cùng với chữ Hán, có nhiều sáng tạo về thể loại như thể lục ngôn xen thất ngôn, song thất lục bát...

+ Chiến thắng quân Minh.

+ Chế độ phong kiến hưng thịnh đến đỉnh cao nhưng cũng có những dấu hiệu suy đồi.

+ Tác giả, tác phẩm: Nguyễn Trãi với Quản trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập... Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn; Bạch Vân quốc âm thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ...

Từ TK XVIII             đến nửa đầu TK XIX

Chủ nghĩa nhân đạo xuất hiện và phát triển tới đỉnh cao

Chủ nghĩa nhân đạo xuất hiện và phát triển tới đỉnh cao

+ Trịnh - Nguyễn phân tranh; Tây Sơn và triều đại Quang Trung xuất hiện nhưng nhanh chóng sụp đổ. Nhân dân chịu cảnh chiến tranh liên miên.

+ Các tác giả, tác phẩm chính: Đặng Trần Côn với Chinh phụ ngâm khúc (bản dịch Nôm của Đoàn Thị Điểm), Nguyễn Gia Thiều với Cung oán ngâm, thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, Nguyễn Du với thơ chữ Hán và kiệt tác Truyện Kiều, thơ Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát...

Nửa cuối TK XIX

Chủ nghĩa yêu nước âm hưởng bi tráng, có tư tưởng canh tân đất nước.

Chủ nghĩa yêu nước âm hưởng bi tráng; có tư tưởng canh tân đất nước.

+ Pháp xâm lược. Các phong trào khởi nghĩa chống Pháp thất bại.

+ Các tác giả, tác phẩm: Nguyễn Đình Chiểu với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Lục Vân Tiên, Ngư tiều y thuật vấn đáp...; Nguyễn Khuyến nổi tiếng với chùm thơ mùa thu; Tú Xương với nhiều bài thơ hiện thực trào lộng.

 

3. Nêu một số tác phẩm văn học đã học trong chương trình THCS để làm sáng tỏ những đặc điểm lớn về nội dung của văn học Việt Nam TK X đến TK XIX 

a. Các đặc điểm lớn về nội dung gồm: Chủ nghĩa yêu nước; chủ nghĩa nhân dân và cảm hứng thế sự.

b. Các tác phẩm văn học trung đại đã học ở THCS, gồm:

- Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt)

- Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)

- Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)

(Các tác phẩm trên tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước)

- Truyện Kiều (Nguyễn Du)

- Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn - bản dịch chữ Nôm của Đoàn Thị Điểm)

- Mời trầu, Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)

(Các tác phẩm trên tiêu biểu cho chủ nghĩa nhân đạo)

- Qua đèo Ngang; Thăng Long thành hoài cổ, Chiều hôm nhớ nhà (Bà Huyện Thanh Quan)

- Thói đời (Nguyễn Công Trứ)

- Thương vợ (Trần Tế Xương)

(Các tác phẩm trên tiêu biểu cho cảm hứng thế sự)

4. Văn học Việt Nam TK X đến TK XIX có những đặc điểm lớn nào về nghệ thuật? Từ đó suy ta sự khác nhau về các đọc của văn  học cổ so với văn học hiện đại.

a. Các đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học trung đại gồm: Tính quy phạm và sự phá vỡ quy phạm; tính trang nhã và xu hướng bình dị, tính dân tộc và tiếp thu tinh hoa của văn học nước ngoài.

b. Suy ra cách đọc:

- Coi trọng tính quy phạm (nắm vững tính quy phạm như: niêm, luật trong thơ đường...) nhưng đồng thời đánh giá đúng mức tính sáng tạo ở chỗ phá vỡ tính quy phạm.

- Chú ý đến vẻ đẹp trang nhã (không phải hiện thực trần trụi mà được cách điệu, làm sang trọng hơn lên), nhưng đồng thời cũng đánh giá đúng mức xu hướng bình dị hóa, gần gũi với đại chúng, nhân dân lao động...

- Chú ý đến tính dân tộc (cả về hình thức lẫn nội dung), nhưng đồng thời phải chú ý đến sự vay mượn, nhất là của người Hán.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác