Bài IV.5 trang 62 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10
Một ô tô đang chạy với vận tốc 60 km/h trên đoạn đường phẳng ngang thì hãm phanh và tiếp tục chạy thêm được quãng đường dài 10 m. Coi lực ma sát giữa lốp ô tô và mặt đường khi hãm phanh là không đổi. Nếu trước khi hãm phanh, ô tô đang chạy với vận tốc 100 km/h thì ô tô sẽ tiếp tục chạy thêm được quãng đường dài bao nhiêu ?
Hướng dẫn trả lời:
Áp dụng công thức về độ biến thiên động năng:
\({{m{v^2}} \over 2} - {{mv_0^2} \over 2} = A\)
Thay v = 0 và A = - Fmss, ta tìm được: \(s = {{mv_0^2} \over {2{F_{ms}}}}\)
Vì Fms và m không thay đổi, nên s tỉ lệ với v02, tức là
\({{{s_2}} \over {{s_1}}} = {\left( {{{{v_{02}}} \over {{v_{01}}}}} \right)^2} = > {s_2} = 4.{\left( {{{90} \over {30}}} \right)^2} = 36(m)\)
Bài IV.6 trang 63 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10
Một vật khối lượng 500 kg móc ở đầu sợi dây cáp của một cần cẩu và được kéo thẳng đứng từ mặt đất lên phía trên với sức căng không đổi. Khi tới độ cao 4,5 m thì vật đạt được vận tốc 0,60 m/s.
a) Xác định lực căng của sợi dây cáp. Lấy g = 9,8 m/s2.
b) Nếu sợi dây cáp chỉ chịu được lực căng tối đa là 6000 N, thì ở cùng độ cao nêu trên vật có thể đạt được vận tốc bằng bao nhiêu ?
Hướng dẫn trả lời:
a) Vật nặng chịu lực căng \(\overrightarrow T \) (ngoại lực) tác dụng, chuyển động từ mặt đất lên tới độ cao h = 10 m và đạt được vận tốc v = 0,5 m. Trong trường hợp này, độ biến thiên cơ năng của vật có giá trị bằng công do ngoại lực thực hiện, nên ta có :
\({{m{v^2}} \over 2} + mgh = Th\)
suy ra lực căng của sợi dây cáp :
\(T = m\left( {{{{v^2}} \over {2h}} + g} \right) \approx 500\left( {{{0,{{60}^2}} \over {2.4,5}} + 9,8} \right) = 4920(N)\)
b) Nếu dây cáp chịu được lực căng tối đa Tmax = 6000 N > 4920 N, thì ở cùng độ cao nêu trên vật có thể đạt được vận tốc tối đa vmax sao cho :
\({{mv_{\max }^2} \over 2} + mgh = {T_{\max }}h\)
Suy ra: \({v_{\max }} = \sqrt {{{2h} \over m}\left( {{T_{\max }} - mg} \right)} = \sqrt {{{2.4,5} \over {500}}\left( {6000 - 500.9,8} \right)} \approx 14(m/s)\)
Bài IV.7 trang 63 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10
Hai vật nặng có khối lượng lần lượt là m1 = 2 kg và m2 = 1 kg được móc vào hai đầu của một sợi dây vắt ngang qua một ròng rọc : vật m1 treo thẳng đứng, vật m2 nằm trên mặt phẳng nghiêng một góc α = 30° như hình IV.l. Ban đầu hệ vật được giữ đứng yên, sau đó thả nhẹ cho hệ vật chuyển động. Bỏ qua lực ma sát, lực cản, khối lượng của ròng rọc và dây treo. Lấy g ≈ 10 m/s2. Xác định động năng của hệ vật khi vật m1 đi xuống phía dưới được một đoạn 50 cm.
Hướng dẫn trả lời:
Hệ hai vật m1 và m2 chuyển động trong trọng trường, chỉ chịu tác dụng của trọng lực, nên cơ năng của hệ vật bảo toàn.
Vật m1, có trọng lượng P1 = m1g ≈ 20 N và vật m2 có trọng lượng P2 = m2g ≈ 1.10 = 10 N. Vì sợi dây nối hai vật này không dãn và P1 > P2, nên vật m1 chuyển động, thẳng đứng đi xuống và vật m2 bị kéo trượt lên phía đỉnh mặt nghiêng với cùng đoạn đường đi và vận tốc. Như vậy, khi vật m1 đi xuống một đoạn h thì thế năng của nó giảm một lượng Wt1 = m1gh, đồng thời vật m2 cũng trượt lên phía đỉnh mặt nghiêng một đoạn h nên độ cao của nó tăng thêm một lượng hsinα và thế năng cũng tăng một lượng Wt2 = m2gh.
Theo định luật bảo toàn cơ năng, độ tăng động năng của hệ vật chuyển động trong trọng trường bằng độ giảm thế năng của hệ vật đó, tức là :
ΔWđ = - ΔWt
=> \({1 \over 2}\left( {{m_1} + {m_2}} \right){v^2} = {m_1}gh - {m_2}gh\sin \alpha \)
Suy ra : \({{\rm{W}}_d} = {1 \over 2}\left( {{m_1} + {m_2}} \right){v^2} = gh\left( {{m_1} - {m_2}\sin {{30}^0}} \right)\)
Thay số, ta tìm được động năng của hệ vật khi vật m1 đi xuống phía dưới một đoạn h = 50 cm :
Wđ = 10.50.10-2.(2 - 1.0,5) = 7,5 J
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 63, 64 bài ôn tập chương IV Sách bài tập (SBT) Vật lí 10. Câu IV.8: Một hộp đựng đầy cát khối lượng 2,5 kg được treo bằng sợi dây dài có đầu trên gắn với giá đỡ tại điểm O...
Giải bài tập trang 65 bài 28 cấu tạo chất, thuyết động học phân tử chất khí Sách bài tập (SBT) Vật lí 10. Câu 28.1: Câu nào sau đây nói về chuyển động của phân tử là không đúng ?...
Giải bài tập trang 66 bài 28 cấu tạo chất, thuyết động học phân tử chất khí Sách bài tập (SBT) Vật lí 10. Câu 28.5: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chất ở thể khí ?...
Giải bài tập trang 66, 67 bài 29 quá trình đẳng nhiệt, định luật Bôi-lơ Ma-ri-ốt Sách bài tập (SBT) Vật lí 10. Câu 29.1: Tập hợp ba thông số nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định ?...