Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải sách bài tập Sinh học 10

CHƯƠNG III. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO

Giải bài tập trang 56, 57, 58 chương III chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào Sách bài tập (SBT) Sinh học 10. Câu 9: Enzim amilaza trong nước bọt có tác dụng thuỷ phân tinh bột, pepsin có trong dạ dày có tác dụng thuỷ phân prôtêin...

Bài 9 trang 56 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải

Enzim amilaza trong nước bọt có tác dụng thuỷ phân tinh bột, pepsin có trong dạ dày có tác dụng thuỷ phân prôtêin. Trong các thí nghiệm sau đây, thí nghiệm nào có điều kiện hoạt hoá cả 2 loại enzim, bất hoạt cả 2 loại enzim ?

Thí nghiệm

Pepsin

Amilaza

1

Có HCI, nhiều axit amin, pH = 4

pH = 6,5, nhiều tinh bột sống

2

Không có HCI, nhiều prôtêin, pH = 6,5

pH = 2, nhiều tinh bột sống

3

Có HCI, nhiều prôtêin, pH = 2

pH = 6,5, nhiều tinh bột chín

4

Có HCI, nhiều prôtêin, pH = 6

pH = 6,5, nhiều tinh bột chín

5

Không có HCI, nhiều prôtêin, pH = 4

pH = 4, nhiều tinh bột chín

6

Có HCI, nhiều prôtêin, pH = 2

pH = 4, nhiều glucôzơ

Hướng dẫn trả lời:

Thí nghiệm hoạt hoá cả 2 loại enzim : 3

Thí nghiệm không hoạt hoá cả 2 loại enzim : 1, 2, 5.



Bài 10 trang 56 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải

Hô hấp tế bào là gì ? Quá trình hô hấp tế bào (hiếu khí) giống và khác với quá trình đốt cháy như thế nào ?

Hướng dẫn trả lời

-    Khái niệm hô hấp tế bào :

+ Hô hấp tế bào là quá trình chuyển hoá năng lượng trong tế bào sống. Chuyển năng lượng của các chất hữu cơ thành năng lượng ATP.

+ Hô hấp tế bào có thể theo con đường hô hấp hiếu khí hay hô hấp kị khí hoặc lên men.

-     So sánh hô hấp tế bào (hiếu khí) với quá trình đốt cháy :

+ Giống nhau : Đều sử dụng 02 để ôxi hoá các chất hữu cơ, thải C02, đều giải phóng năng lượng.

+ Khác nhau :

Hô hấp tế bào

Sự đốt cháy

-   Là chuỗi các phản úng.

-   Chỉ có một phần năng lượng giải phóng dưới dạng nhiệt, một phần đáng kể được tích luỹ trong ATP.

-   Năng lượng được giải phóng từ từ.

-    Có nhiều enzim tham gia theo trật tự nên hiệu quả năng lượng cao (40%).

-   Năng lượng được dự trữ chủ yếu trong ATP dễ sử dụng cho các phản ứng của cơ thể sống.

-   Là 1 phản ứng.

-    Năng lượng được giải phóng hoàn toàn dưới dạng nhiệt.

-   Năng lượng được giải phóng ồ ạt.

-   Không có enzim tham gia, hiệu quả năng lượng thấp (< 25%).

-    Năng lượng khó sử dụng cho các hoạt động sống.



Bài 11 trang 57 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải

Viết phương trình tổng quát của quá trình hô hấp tế bào, dựa vào phương trình hãy chứng minh đó là quá trình ôxi hoá - khử và cho biết chất nào là chất khử, chất nào là chất ôxi hoá.

Hướng dẫn:

-     Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp tế bào : 

      C6H12O6 + 6O2 -> 6CO2 + 6 H2O + Năng lượng (ATP + Q)

-    Phương trình có sự thay đổi số ôxi hoá của cacbon và ôxi :

C0 -> C+4 + 4e

O02 + 4e -> 0-2

C6Hp06 là chất cho êlectron nên nó là chất khử.

O2 là chất nhận êlectron nên nó là chất ôxi hoá.

 


Bài 12 trang 58 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải

a)  Sau khi học xong hô hấp nội bào một bạn học sinh nói: Một phân tử glucôzơ khi ôxi hoá hoàn toàn giải phóng 40 ATP. Bạn đó nói đúng hay sai ? Vì sao ?

a)  Nếu màng trong ti thể bị hỏng sẽ dẫn đến hậu quả gì ? ATP được giải phóng là bao nhiêu ?

Hướng dẫn trả lời

a)   Bạn đó nói đúng, vì quá trình phân giải glucôzơ có 3 giai đoạn cơ bản : đường phân giải phóng 4 ATP, chu trình Crep 2           ATP, chuỗi chuyền êlectron được 34 ATP.

b)   Màng trong ti thể bị hỏng không xảy ra chuỗi chuyền êlectron nên chỉ giải phóng được 6 ATP.

Giaibaitap.me


Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác