Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải sách bài tập Sinh học 10

CHƯƠNG I. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

Giải bài tập trang 120 chương I thành phần hóa học của tế bào Sách Bài Tập (SBT) Sinh học 10. Câu 3: Trên bề mặt của quả dưa chuột tươi thường có nhiệt độ luôn thấp hơn môi trường 1-2 độ C...

Bài 3 trang 120 Sách Bài Tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập tự giải

Trên bề mặt của quả dưa chuột tươi thường có nhiệt độ luôn thấp hơn môi trường 1-2 độ C. Khi nắng lên tan sương buổi sớm nhiệt độ không khí luôn thấp hơn khi chưa có năng khoảng 1-2 độ C. Hai hiện tượng này có gì giống và khác nhau?

Hướng dẫn:

- Giống: Đều là hiện tượng hơi nước làm giảm nhiệt độ 

Khi nắng lên làm tan sương, nước bốc hơi --> thu nhiệt vào --> nhiệt độ không khí giảm xuống

trên bề mặt quả dưa chuột có nhiệt  độ  thấp hơn môi trường do nước trong các tế bào làm giảm nhiệt độ.

- Khác : hiện tượng nắng lên tan sương buổi sớm là hiện tượng vật lý còn hiện tượng bề mặt của quả dưa chuột tươi thường có nhiệt độ luôn thấp hơn môi trường 1-2 độ C do hoạt động của tế bào.

 


Bài 4 trang 120 Sách Bài Tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập tự giải

Tại sao lá rau để vào ngăn tủ lạnh khi đưa ra ngoài rất nhanh bị hỏng? Trong khi đó lá của những cây sống ở vùng băng tuyết thì vẫn xanh?
Hướng dẫn:

Lá rau để vào tủ lạnh thì nước trong tế bào sẽ đông cứng lại, khi để ra ngoài gặp nóng, nước thoát hơi ra ngoài nhanh chóng --> phá vỡ TB --> rau bị hỏng.
Lá cây ở vùng lạnh quanh năm thì nước trong TB vẫn có sự thoát hơi nhưng không nhiều và diễn ra chậm --> TB ko bị phá vỡ --> lá cây vẫn xanh tốt .

 


Bài 5 trang 120 Sách Bài Tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập tự giải

Tại sao người ta thường trộn iot vào trong muối ăn mà không trộn vào gạo để chống bứu cổ?

Hướng dẫn:

 Iốt là chất rắn, thăng hoa ở nhiệt độ thường, có độ ô xy hóa khá cao (thuộc nhóm Halogen), tạo ra một axit mạnh trong không khí có độ ẩm (tác dụng với nước). Iốt không tồn tại ớ dạng đơn chất.- Khi trộn vào gạo, Iốt tác dụng với tinh bột tạo ra chất màu xanh lam, chắc chắn là sẽ làm hư gạo.- Ở trang thái nguyên chất, Iốt khá độc, có thể gây hỏng mắt, bỏng da nếu tiếp xúc trực tiếp.- Trong muối ăn (NaCl), người ta không trộn I-ốt mà trộn muối NaI (natri iot). Khi vào cơ thể, NaI tạo ra các Ion Na+ và I-. Cơ thể hấp thụ I-.

 


Bài 6 trang 120 Sách Bài Tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập tự giải

Những cây bắt ruồi, nắp ấm là những cây bắt côn trùng rất giỏi, chúng thường sống ở vùng nào và lấy chất gì ở côn trùng đó.

Hướng dẫn:

 Cây bắt ruồi, nắp ấm sinh trưởng tốt trên đất bùn lầy, đất chua thiếu dinh dưỡng, chúng bắt côn trùng để lấy Protein cung cấp cho cây do cây không lấy tổng hợp được nhiều chất cần thiết với nguồn cung cấp nguyên liệu hạn hẹp của đất.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác