Bài 1 trang 44 sgk Vật lí 10
Dùng một đồng hồ đo thời gian có độ chia nhỏ nhất 0.001 s để đo n lần thời gian rơi tự do của một vật bắt đầu từ điểm A (vA = 0) đến điểm B, kết quả cho trong Bảng 7.1.
1. Hãy tính thời gian rơi trung bình, sai số ngẫu nhiên, sai số dụng cụ và sai số phép đo thời gian: Phép đo này trực tiếp hay gián tiếp? Nếu chỉ đo 3 lần (n = 3) thì kết quả đo bằng bao nhiêu?
Bảng 7.1
n |
t |
∆ti |
∆t’ |
1 |
0,398 |
|
|
2 |
0,399 |
|
|
3 |
0,408 |
|
|
4 |
0,410 |
|
|
5 |
0,406 |
|
|
6 |
0,405 |
|
|
7 |
0,402 |
|
|
Trung bình |
|
|
|
Trả lời:
n |
t |
∆ti |
∆t’ |
1 |
0,398 |
0,006 |
|
2 |
0,399 |
0,005 |
|
3 |
0,408 |
0,004 |
|
4 |
0,410 |
0,006 |
|
5 |
0,406 |
0,002 |
|
6 |
0,405 |
0,001 |
|
7 |
0,402 |
0,002 |
|
Trung bình |
0,404 |
0,004 |
0,001 |
Thời gian rơi trung bình \( \bar{t}\) = 0,404s
Sai số ngẫu nhiên: ∆t = 0,004 s
Sai số dụng cụ: ∆t’ = 0,004 + 0,001 = 0,005 s
Kết quả: t = \( \bar{t}\) + ∆t = 0,404 ± 0,005 s
Đây là phép đo trực tiếp.
Nếu chỉ đo ba lần: (n = 1, 2, 3) thì kết quả đo phải lấy sai số cực đại.
t = \( \bar{t}\) ± ∆t
Với \( \bar{t}\) = \( \frac{0,398+0,399+0,408}{3}\) ≈ 0,402
∆t = 0,006s
=> t = 0,402 ± 0,006s.
Bài 2 trang 44 sgk Vật lí 10
2. Dùng một thước milimet đo 5 lần khoảng cách s giữa hai điểm A,B đều cho một giá trị như nhau bằng 798mm. Tính sai số phép đo này và viết kết quả đo.
Trả lời:
Sai số của phép đo khoảng cách giữa hai điểm AB được đánh giá bởi sai số dụng cụ, lấy ∆S = 1mm
Kết quả đo được viết: S = 798 ± 1mm
Bài 3 trang 44 sgk Vật lí 10
3. Cho công thức tính vận tốc tại B:
v = \( \frac{2s}{t}\) và gia tốc rơi tự do: g = \( \frac{2s}{t^{2}}\).
Dựa vào các kết quả đo ở trên và các quy tắc tính sai số đại lượng đo gián tiếp, hãy tính v, g, ∆v, ∆g, δv, δg và viết các kết quả cuối cùng.
Trả lời:
Áp dụng công thức tính sai số tỉ đối
δv = \( \frac{\Delta v}{\bar{v}}\) = \( \frac{\Delta S}{\bar{S}}\) + \( \frac{\Delta t}{\bar{t}}\) = \( \frac{1}{798}\) + \( \frac{0,005}{0,404}\) = 0,014
δg = \( \frac{\Delta g}{g}\) = \( \frac{\Delta S}{S}\) + \( \frac{2\Delta t}{\bar{t}}\) = \( \frac{1}{798}\) +2. \( \frac{0,005}{0,404}\) = 0,026
\( \bar{v}\) = \( \frac{2\bar{S}}{\bar{t}}\) = 2.\( \frac{0,798}{0,404}\) = 3,95 m/s
∆v = \( \bar{v}\).δv = 3,95 . 0,014 = 0,06 m/s
v = \( \bar{v}\) ± ∆v = 3,95 ± 0,06 m/s
mà \( \bar{g}\) = \( \frac{2\bar{S}}{\bar{t}^{2}}\) = \( \frac{2.0,798}{(0,404)^{2}}\) = 9,78 m/s2.
∆g = \( \bar{g}\).δg = 9,78.0,026 = 0,26 m/s2.
g = \( \bar{g}\) ± ∆g = 9,78 ± 0,26 m/s2
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 58 bài 9 tổng hợp và phân tích lực, điều kiện cân bằng của chất điểm SGK Vật lí 10. Câu 1: Phát biểu định nghĩa của lực và điều kiện cân bằng của một chất điểm?...
Giải bài tập trang 58 bài 9 tổng hợp và phân tích lực, điều kiện cân bằng của chất điểm SGK Vật lí 10. Câu 4: Phân tích lực là gì? Nêu cách phân tích một lực thành hai lực thành phần đồng quy theo hai phương cho trước....
Giải bài tập trang 58 bài 9 tổng hợp và phân tích lực, điều kiện cân bằng của chất điểm SGK Vật lí 10. Câu 7: Giá trị nào sau đây là độ lớn của hai lực thành phần...
Giải bài tập trang 64 bài 10 ba định luật Niu-ton SGK vật lí 10. Câu 1: Phát biểu định luật Niutơn. Quán tính là gì?...