Bài 4 trang 58 sgk vật lí 10
4. Phân tích lực là gì? Nêu cách phân tích một lực thành hai lực thành phần đồng quy theo hai phương cho trước.
Hướng dẫn:
-Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt lực đó
-Phân tích một lực thành hai lực thành phần đồng quy theo hai phương cho trước phải tuân theo quy tắc hình bình hành.
Bài 5 trang 58 sgk vật lí 10
Bài 5. Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng \(9 N\) và \(12 N\).
a) Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào là độ lớn của hợp lực ?
A. \(1N\)
B. \(2N\)
C. \(15N\)
D. \(25N\)
b) Góc giữa hai lực đồng quy bằng bao nhiêu ?
Giải
Gọi \(\vec{F} = \vec{F_{1}} + \vec{F_{2}}\)
Trong trường hợp tổng quát
\(F^2= F_{1}^{2} +F_{2}^{2} + 2F_1F_2\cos\widehat{F_{1},F_{2}}\)
Theo giả thiết: \(|\vec{F_{1}} | = 9N\) ; \(|\vec{F_{2}} | = 12N\)
+) Nếu \(\vec{F_{1}}; \vec{F_{2}}\) cùng hướng thì \(|\vec{F}|=|\vec{F_{1}} | +|\vec{F_{2}} |=9+12=21N\)
+) Nếu \(\vec{F_{1}}; \vec{F_{2}}\) ngược hướng thì \(|\vec{F}|=|\vec{F_{2}} | -\vec{F_{1}} |=12-9=3N\)
Do đó \(3N\le|\vec{F}|\le21N\)
Từ đó ta thấy chỉ có đáp án C thỏa mãn điều kiện này.
Vậy chọn C
b) Theo câu a, \(F=15N\)
Ta thấy: \(F^2 = F_{1}^{2}+ F_{2}^{2}\)
Do đó \(\vec{F_{1}} ⊥ \vec{F_{2}}\)
Vậy \(\widehat{F_{1},F_{2}} = 90^0\)
Bài 6 trang 58 sgk - vật lí 10
6. Cho hai lực đồng quy có cùng độ lớn 10 N
a) Góc giữa hai lực bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng 10 N?
A. 900
B.1200
C. 600
D. 00
b) Vẽ hình minh họa
Hướng dẫn:
a) Do \(\vec{F} = \vec{F_{1}} + \vec{F_{2}}\) với F có độ lớn bằng đường chéo hình bình hành mà hai cạnh bên là F1 ,F2cos. Nếu
F1 - F2 = F = 10 => tam giác lực \(\vec{F_{1}}\vec{F_{2}}\vec{F}\) khép kín là một tam giác đều. Từ đó suy ra góc giữa \(\vec{F_{1}}, \vec{F_{2}}\) là α = 1200
Chọn B
b) Hình minh họa:
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 58 bài 9 tổng hợp và phân tích lực, điều kiện cân bằng của chất điểm SGK Vật lí 10. Câu 7: Giá trị nào sau đây là độ lớn của hai lực thành phần...
Giải bài tập trang 64 bài 10 ba định luật Niu-ton SGK vật lí 10. Câu 1: Phát biểu định luật Niutơn. Quán tính là gì?...
Giải bài tập trang 64 bài 10 ba định luật Niu-ton SGK vật lí 10. Câu 5: Phát biểu và viết hệ thức của định luật III Niu – tơn?...
Giải bài tập trang 65 bài 10 ba định luật Niu-ton SGK vật lí 10. Câu 9: Một vật đang nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Tại sao ta có thể khẳng định rằng bàn đã tác dụng một lực lên nó?...